Joystick - Nút nhấn đa hướng

I. Mở đầu

Hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng Joystick....Các bạn hãy để ý những nút di chuyển đa hướng trên những tay game PS, đó chính là Joystick, nó thường được ứng dụng trong tay game, tay điều khiển robot, cần gạt,....Vậy làm thế nào để sử dụng nó???

II. Giới thiệu về Joystick

Joystick hoạt động như nút di chuyển trên tay game PS. Bên trong Joystick là 2 biến trở (10K) có thể di chuyển tự do tới/lùi/trái/phải

Ngoài ra trong Joystick còn có 1 button nhận biết khi ta nhấn mạnh xuống.

Hiện nay, Joystick được áp dụng vào các module như Joystick Shield,...đặc biệt đặc biệt là Module Joystick. Nó khá nhỏ gọn và dễ sử dụng. Module Joystick hoạt động ở mức điện áp 5V. Để sử dụng được, chúng ta cần đọc giá trị ở các biến trở và nút nhấn trên các chân của module:

  • VRx hay X -> giá trị biến trở trục X
  • VRy hay Y-> giá trị biến trở trục Y
  • SW hay KEY -> giá trị nút nhấn

III. Đọc giá trị module Joystick

a. Kết nối

Ở đây mình kết nối chân 2 trên board Arduino để đọc giá trị nút nhấn, A0 để đọc biến trở trục X, A1 để đọc biến trở trục Y

b. Code

int bientroX = A0 ; 
int bientroY = A1 ; 
int button = 2;      
void setup ()
{
     pinMode(2, INPUT);
     pinMode(A0, INPUT);
     pinMode(A1, INPUT);
     Serial.begin(9600);
}
void loop ()
{
              int x = analogRead(bientroX);  // doc gia tri cua truc X
              int y = analogRead(bientroY);  // doc gia tri cua truc Y
              int KEY = digitalRead(button);  // doc gia tri cua nut nhan
              // Xuat ra cong Serial
              Serial.print("X="); Serial.println(x);
              Serial.print("Y="); Serial.println(y);
              Serial.print("KEY="); Serial.print(KEY); Serial.println();
              delay(200);//delay để ổn định hơn
      
}

III. Lời kết

Sau khi đã đọc các giá trị, các bạn có thể sử dụng  lệnh If..then...huyền thoại để điều khiển các thiết bị nhé!!! Chúc các bạn thành công!!

 

lên
26 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Điều khiển thiết bị qua Web Sever với ESP8266 không cần Arduino

Hôm nay, mình sẽ chia sẻ cách lập trình để điều khiển thiết bị bằng ESP8266, thông qua nền Web. Nó giống như module Ethernet á, nhưng ESP8266 tuyệt vời hơn bởi vì nó không cần kết nối qua cáp mạng so với Elthernet Shield và cũng không phụ thuộc vào Arduino. Chúng ta cùng đi tìm hiểu nào!!!

lên
30 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Cảm biến độ ẩm đất và những ứng dụng hay của nó

Hôm nay, mình sẽ giới thiệu cho các bạn một loại module mới (nói là mới thì không phải, thực ra là trên cộng đồng chưa có bài nói về cái này). Đó là module cảm biến đất. Với module này các bạn có thể ứng dụng nhiều trong các dự án tự động như: đọc độ ẩm đất hoặc áp dụng vào các hệ thống tưới tiêu tự động...VD: bạn có thể chế một hệ thống điều khiển bơm nước qua rơ le...theo độ ẩm của đất...nếu đất khô, tự động tưới...đất ẩm thì dừng lại chả hạn!!! Rất thú vị phải không ạ??? Vậy sử dụng nó như thế nào??? Các bạn hãy đọc hết bài viết này của mình nhé!!!

lên
39 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.