"Đi học thoai": Phần 2 - Nhận clip quay từ nhà mỗi 30 phút với Raspberry Pi và Python

Mô tả dự án: 

Không như dự án trước, phải đợi cháy nhà rồi mới quay phim gửi mail. Bài này tui sẽ viết về cách dùng Raspberry Pi quay phim rồi gửi mail cho bạn mỗi 30 phút với ngôn ngữ Python.

Nguyên lý

Trong Arduino có hàm delay() thì Raspberry có hàm time.sleep() để hẹn giờ rất tiện. Bạn chỉ cần chỉnh số giây sleep là đã có thể làm nhiều trò hay ho mà không cần tới module thời gian thực (RTC).

Chuẩn bị

Đơn giản tới mức không thể đơn giản hơn:

Python code

Chép đoạn code sau và lưu lại với tên di_hoc_thoi_2.py


#!/usr/bin/bash
#By MonsieurVechai
import time
import os, subprocess
import re, serial
import smtplib
from email import Encoders
from email.MIMEMultipart import MIMEMultipart
from email.MIMEBase import MIMEBase
from email.MIMEText import MIMEText


def send_mail(file):    
    UserName = "somethingd@gmail.com"
    Password = "something"
    Recipient = "something"
    
    msg = MIMEMultipart()
    msg['From'] = UserName
    msg['To'] = Recipient
    msg['Subject'] = "Hourly report"        
    text = "Hourly video from the house. Time: " + datetime.now().strftime("%Y_%m_%d_%H_%M_%S.h264")
    msg.attach( MIMEText(text) ) 
    
    part = MIMEBase("application", "octet-stream")
    fo=open(file,"rb")
    part.set_payload(fo.read() )
    Encoders.encode_base64(part)
    part.add_header('Content-Disposition', 'attachment; filename="%s"'  %os.path.basename(file))
    msg.attach(part)

    s = smtplib.SMTP('smtp.gmail.com:587')
    s.ehlo()
    s.starttls()
    s.login(UserName, Password)
    s.sendmail(UserName, Recipient, msg.as_string())
    s.close()


def main(): 

    camera = PiCamera()
    print "Pi Camera is ready."

    try:       
        # Loop until users quit with CTRL-C
        while True :  
                time.sleep(60*30)
                print "Start recording movie"
                filename = datetime.now().strftime("%Y_%m_%d_%H_%M_%S.h264")
                camera.start_recording(filename)
                time.sleep(20)
                camera.stop_recording()
                path_of_movie = os.path.abspath(filename)
                   
                #Sending email
                try:
                    send_mail(path_of_movie)
                    print "Sending email done. Ready to read new temperature."
                except IOError:
                    print "Something wrong. Mail not sent."
                time.sleep(0.01)
    
    except KeyboardInterrupt:
        print "Quit program"
        
        
if __name__ == "__main__":
    main()

Thay đổi địa chỉ email bằng địa chỉ email và password của bạn (phải là Gmail (cho dễ) nhé). Nhớ là phải để trong ngoặc kép nha:

Lưu code lại. Mở terminal trong thư mục bạn lưu file python và nhập lệnh:

python di_hoc_thoi_2.py

Lưu ý

  • Code này chỉ hoạt động được trên tài khoản gmail thôi nha! Và bạn phải vào https://www.google.com/settings/secu..., chọn "Turn on" cho phần "Access for less secure apps" thì mới gửi mail bằng Python được.
  • Bạn nên tạo 1 tài khoản gmail email riêng vì bất cứ ai mở file python đều có thể đọc được mật khẩu hộp thư cá nhân của bạn.
  • Lần đầu làm bạn nên comment # cho đoạn send_mail(path_of_movie) để tránh tài khoảng bị khóa hộp thư vì bị hiểu nhầm là spam.
  • Bạn có thể chỉnh sửa thời gian quay ở đây, nhưng mà quay ít ít thoai, nặng quá là không gửi qua email được đâu (max 20MB):
time.sleep(20)
  • Bạn có thể chỉnh số phút chờ giữa 2 lần quay phim ở phần này của code:
time.sleep(60*30)

Gợi ý nâng cao

  • Kết hợp với các bài trước, gửi thêm thông tin về số người ở nhà (MAC address), nhiệt độ nhà...
  • Kết hợp với cảm biến PIR đếm số người đi đã vào phòng của bạn

Gửi video qua mail hoài cũng chán, và có thể bạn cũng không cần xem video từ nhà mỗi 30 phút. Bài tới tui sẽ hướng dẫn các bạn quay time-lapse từ Raspberry để cuối ngày xem lại. 

lên
12 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Trí thông mình nhân tạo với Watson IBM và Raspberry Pi (Phần 1): Nhận dạng ngôn ngữ và tâm trạng

Bài trước tui đã hướng dẫn các bạn làm một khóa "thông minh" diện khuôn mặt với Raspberry Pi. Vì tài nguyên của Pi có hạn nên một phần công việc (cụ thể là phần training) phải được đảm nhận bởi một hệ thống khác là máy tính cá nhân của bạn. Đây cũng là xu thế của các sản phầm phần cứng trí thông minh nhân tạo trong tương lai: các phần cứng vật lý được kết nối với đám mây/ siêu máy tính để giải các thuật toán thông minh, nhường tài nguyên để robot thao tác với môi trường ngoại vi. Để làm hiểu rõ vấn đề này hơn tui sẽ hướng dẫn các bạn trong bài này xây dựng một hệ thống nhận diện giọng nói và đoán xem tâm trạng của người nói đang hỷ nộ ái ố ra sao. 

lên
11 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Quang khắc (Lithography) - Công nghệ đằng sau sự thành công của công nghiệp Silicon

Năm 1946, chiếc máy tính ENIAC ra đời, đánh dấu khởi nguyên của công nghiệp máy tính. ENIAC sử dụng hơn 17000 bóng chân không, nặng gần 27 tấn và tiêu tốn 150kW. Dĩ nhiên là nó chỉ được dùng cho con nhà có điều kiện (bộ quốc phòng Mỹ lúc bấy giờ).

lên
9 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.