Phạm vi biến

Giới thiệu

Ngôn ngữ Arduino được xây dựng trên ngôn ngữ lập trình C. Các biến của Arduino, cũng như C, có một phạm trù được gọi là phạm vi biến. Điều này trái ngược với ngôn ngữ BASIC, ở ngôn ngữ BASIC này, mọi biến đều là biến toàn cục.

Một biến toàn cục có nghĩa là, tất cả mọi nơi trong chương trình có thể đọc được và thay đổi dữ liệu của nó mà không cần sử dụng biện pháp hỗ trợ nào. Còn biến cục bộ thì chỉ cỏ có hàm khai báo nó (hoặc các hàm con của hàm đó) có thể thấy và thay đổi được giá trị. Ví dụ, mọi biến nằm ngoài các hàm (như setup() hay loop()) là biến toàn cục, còn nằm bên trong các hàm là biến cục bộ của hàm đó.

Khi chương trình của bạn dần trở nên lớn hơn (về kích thước file lập trình) hoặc phức tạp hơn thì bạn nên dùng các biến cục để trong các hàm để dễ dàng quản lý (thay cho việc khai báo hết toàn bộ là biến toàn cục). Biến cục bộ rất có ích trong việc này vì chỉ có mỗi hàm khai báo nó (và các hàm con) mới sử dụng được nó. Điều này sẽ ngăn chặn các lỗi về logic sẽ xảy ra nếu một hàm thay đổi giá trị của một hàm khác. Ngoài ra, sau khi đoạn chương trình con kết thúc, các biến cục bộ sẽ được tự động giải phóng khỏi bộ nhớ, chương trình chính sẽ có thêm vùng nhớ cho việc xử lý.

Biến cục độ khá hữu ích cho việc khai báo biến của vòng lặp vì chỉ có vòng lặp mới dùng được nó.

Ví dụ

int gPWMval;  // mọi hàm đều có thể thao tác với biến này

void setup()
{
  // ...
}

void loop()
{
  int i;    //  biến "i" chỉ có thể được thao tác bên trong hàm loop()
  float f;  // biến "f" chỉ có thể được thao tác bên trong hàm loop()
  // ...

  for (int j = 0; j <100; j++){
     //biến "j" chỉ có thể được thao tác bên trong vòng lặp này
  }

}

 

lên
3 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

ESP8266 kết nối Internet - Phần 1: Cài đặt ESP8266 làm một socket client kết nối tới socket server trong mạng LAN

Hiện nay, nhu cầu nghiên cứu ESP8266 và điều khiển từ xa qua Internet ngày càng lớn. Có rất nhiều cách để kêt nối ESP8266 vào Internet, và mình sẽ chọn phương pháp giao tiếp qua Socket để hướng dẫn mọi người cách tiếp cận vào thế giới Internet Of Things. Đây là phương pháp theo mình đánh giá là dễ dàng nhất. Tất cả đều hướng theo sự kiện, nghĩa là bạn có thể bắt (catch) và xử lý nó một cách dễ dàng. Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một cách kỹ lưỡng về nó.

lên
36 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Servo tester với attiny85 - Mạch kiểm tra lỗi servo - Tối ưu hóa code

Bài viết của bạn quá hay :D, nhưng phần code hơi dài một tí heart. Mình có viết lại cho nó ngắn hơn nhưng vẫn đảm bảo logic đây cool.

lên
9 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.