Arduino Nano - Nhỏ, tiện lợi, mang trên mình tinh hoa của Arduino Uno

Giới thiệu

Điều đầu tiên tớ muốn chia sẻ với các bạn khi tiếp xúc với Arduino Nano, đó là sự tiện dụng, đơn giản, có thể lập trình trực tiếp bằng máy tính (như Arduino Uno R3) và đặc biệt hơn cả đó là kích thước của nó. Kích thước của Arduino Nano cực kì nhỏ chỉ tương đương đồng 2 nghìn gấp lại 2 lần thôi (1.85cm x 4.3cm), rất thích hợp cho các newbie, vì giá rẻ hơn Arduino Uno nhưng dùng được tất cả các thư việt của mạch này. Hôm nay, tớ viết bài này nhằm mục đích giới thiệu về mạch Arduino Nano và các thông số kĩ thuật, cùng với đó là những gợi ý ứng dụng khi bắt đầu với mạch này.

Một vài thông số của Arduino UNO R3

Vi điều khiển ATmega328 (họ 8bit)
Điện áp hoạt động 5V – DC
Tần số hoạt động 16 MHz
Dòng tiêu thụ 30mA
Điện áp vào khuyên dùng 7-12V – DC
Điện áp vào giới hạn 6-20V – DC
Số chân Digital I/O 14 (6 chân PWM)
Số chân Analog 8 (độ phân giải 10bit)
Dòng tối đa trên mỗi chân I/O 40 mA
Dòng ra tối đa (5V) 500 mA
Dòng ra tối đa (3.3V) 50 mA
Bộ nhớ flash 32 KB (ATmega328) với 2KB dùng bởi bootloader
SRAM 2 KB (ATmega328)
EEPROM 1 KB (ATmega328)
Kích thước 1.85cm x 4.3cm

Các thông số kĩ thuật của Arduino Nano hầu như giống hoàn Arduino Uno R3, vì vậy các thư viện trên Arduino Uno đều hoạt động tốt trên Arduino Uno. Tuy nhiên, ở Nano có một lợi thế cực kì quan trọng, nhờ đó Arduino Nano đã được ứng dụng rất nhiều trong các dự án DIY, đó chính là kích hước của nó. Đồng thời Nano còn số lượng chân Analog nhiều hơn Uno (2 chân A6, A7 chỉ dùng để đọc) cùng với dùng ra tối đa của mỗi chân IO lên đến 40mA. Nhưng, có một điểm trừ nhẹ cho Nano, đó là mạch này Nano cần đến 2KB bộ nhớ cho bootloader (ở Uno là 0.5KB). Tuy nhiên, bạn đừng lo lắng, bạn còn đến tận 30KB bộ nhớ flash để lập trình, để dùng hết được 30KB này với tôi, đó là cả "một vấn đề lập trình" devil!

Cổng kết nối với Arduino Nano

Khác với Arduino Nano sử dụng cổng USB Type B, Nano lại sử dụng một cổng nhỏ hơn có tên là mini USB. Vì sử dụng cổng này nên kích thước board (vê chiều cao) cũng giảm đi khá nhiều, ngoài ra bạn có thể lập trình thẳng trực tiếp cho Nano từ máy tính - điều này tạo nhiều điện thuận lợi cho newbie.

Lập trình cho Arduino Nano

Cũng tương tự như bên Arduino Uno R3, Arduino Nano sử dụng chương trình Arduino IDE để lập trình, và ngôn ngữ lập trình cho Arduino cũng tên là Arduino (được xây dựng trên ngôn ngữ C). Tuy nhiên, nếu muốn lập trình cho Arduino Nano, bạn cần phải thực hiện một số thao tác trên máy tính. Sau đây, tớ sẽ hướng dẫn bạn từng bước để có thể lập trình cho Arduino Nano.

  1. Đầu tiên, bạn cần cài Driver của Arduino Nano và tải về bản Arduino IDE mới nhất cho máy tính, các bước cài đặt hoàn toàn tương tự như Arduino Uno R3, bạn có thể tham khảo tại đây. Sau khi cài đặt, bạn sẽ thấy một thông báo dạng "Cổng COMx đã được cài đặt thành công" (chữ "x" này sẽ được thay bằng một số nguyên dương, bạn hãy nhớ lấy số này, vì sau này bạn sẽ dùng cổng COMx này để lập trình cho Arduino Nano)
  2. Sau đó, bạn cần lại loại board và cổng Serial mới như hình sau là được. Lưu ý, cổng COM trong hình dưới đây là chỉ là hình minh họa trong máy tính của mình thôi nhé.

Sau khi hoàn thành quá trình cài đặt, nếu muốn quay lại lập trình cho Arduino Uno, thì bạn chỉ cần chỉnh tên board là Arduino Uno và "Serial Port" thành cổng Serial mà con Uno của bạn đang kết nối.

Lời kết

Với kích thước cực kì nhỏ gọn và khả năng tương tự như Arduino Uno, bạn có thể ứng dụng nó trong các dự án yêu cầu kích thước nhỏ và khối lượng nhẹ, chẳng hạn như:

Xe tăng Mini

Quadroter

Nhện mini

... và vô vàn các ứng dụng yêu cầu kích thước nhỏ khác. Nêu nhớ rằng, khi làm các ứng dụng "bự hơn" bạn nên sử dụng các mạch như Arduino Uno, Arduino Mega 2560 vì những mạch này có sẵn các shield với vô vàn ứng dụng hay mà nếu làm trên Arduino Nano sẽ rất tốn thời gian. Chẳng hạn như nếu bạn muốn kết nối mạng cho Arduino Nano thì đó là điều có thể (nhưng rất khó, yêu cầu kĩ thuật hàn cao), còn trên Arduino Uno thì rất dễ dàng với Ethernet Shield. Vì vậy, theo kinh nghiệm của tớ, các bạn nên dựa vào các dự án của mình và lựa chọn mạch Arduino cho thích hợp.

Tất cả mọi thứ đều có thể làm được với Arduino, đúng không nào ?

Chúc bạn thành công trong những dự án của mình!

lên
18 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Lịch sử mạch bán dẫn IC

Vi mạch tích hợp, hay vi mạch, hay mạch tích hợp (integrated circuit, gọi tắt IC, còn gọi là chip theo thuật ngữ tiếng Anh) là các mạch điện chứa các linh kiện bán dẫn (như transistor) và linh kiện điện tử thụ động (như điện trở) được kết nối với nhau, kích thước cỡ micrômét (hoặc nhỏ hơn) chế tạo bởi công nghệ silicon cho lĩnh vực điện tử học. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu về lịch sử của nó.

lên
12 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

const - biến hằng

Giới thiệu

Với một từ khóa "const" nằm trước một khai báo biến, bạn sẽ làm cho biến này thành một biến chỉ có thể đọc "read-only". Nếu bạn có "lỡ lầm" thay đổi giá trị của một biến hằng thì đừng lo lắng, chương trình dịch sẽ báo lỗi cho bạn!

lên
9 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.