quocbao gửi vào
- 25877 lượt xem
Intel Galileo là một bo mạch vi điều khiển chuyên dùng cho việc phát triển phần mềm và phần cứng tương tự như Andruino hay Raspberry Pi.
Intel Galileo do Intel trưc tiếp phát triển và là sản phẩm đầu tiên được đội ngũ phát triển Arduino chứng nhận đạt chuẩn tương thích với nền tảng Arduino.
Tại CES 2014, Intel đã trình diễn Intel Galileo với hệ thống điều khiển thiết bị điện tử qua kết nối không dây. Và nó giống như các giải pháp nhà thông minh hay Internet of Things hiện tại. Intel Galileo sẽ đóng vai trò là một bộ điều khiển trung tâm, kết nối với các thiết bị điện tử, và kết nối với điện thoại hoặc máy tính bảng có chạy ứng dụng đặc biệt. Từ ứng dụng này, người dùng có thể ra lệnh đến các thiết bị nhờ Intel Galileo.
Intel Galileo là sản phẩm đầu tiên sử dụng chip Intel Quark X1000 - SoC đầu tiên thuộc dòng "Santa Clara" của Intel được sản xuất dựa trên dây chuyền công nghệ 32nm với mức độ tiêu thụ điện rất thấp. Phần lõi của của X1000 là vi xử lí 400MHz dựa trên nền tảng Intel Pentium x86 32-bit với 16KB bộ nhớ đệm L1. Ngoài ra, Intel Galileo còn có:
- RAM DDR3 256MB.
- Chân cắm chuẩn Arduino Pinout 1.0.
- Cổng Ethernet 100Mbps.
- Cổng UART RS-232
- Khe cắm mini-PCI Express 2.0 full-size.
- Cổng USB 2.0.
- Khe cắm thẻ nhớ micro-SD hỗ trợ lên tới 32GB.
- Bộ nhớ flash 8MB dùng để chứa firmware hay bootloader.
- 256KB - 512KB bộ nhớ lưu trữ chương trình Arduino.
- Khả năng chạy các hệ điều hành Linux Yocto, Linux Debian, Windows 8, Windows 10,... được tuỳ biến đặc biệt.
- ...
Bạn chỉ cần một nguồn điện 5V với dòng cấp tối đa 2A là có thể chạy được Intel Galileo Gen 1.
Intel Galileo hiện có 2 phiên bản là Gen 1 và Gen 2. Cải tiến lớn nhất của Gen 2 so với Gen 1 là việc Intel đã thiết kế lại một phần board mạch để nâng tốc độ làm việc của các chân giao tiếp lên. Bên cạnh đó, nguồn cấp cho board mạch cũng được kéo dãn ra là từ 7V - 12V so với mức cố định 5V như trước.
Intel Galileo hiện là bo mạch mạnh nhất trong họ hàng Arduino, đòng thời nó cũng là bo mạch đầu tiên hỗ trợ khe cắm mini-PCI Express 2.0. Ngoài ra, Galileo còn hỗ trợ chuẩn Arduino pinout 1.0 giúp chạy được các shield mở rộng như trên Arduino Uno ở cả 2 mức điện áp 3.3V và 5V. Đây là những điểm nội trội nhất của board mạch này.
Có thể nói, board mạch Intel Galileo là một nỗ lực của Intel trong việc đưa nền tảng chip x86 của mình xuống các thiết bị IoT béo bở vốn đang bị các chip ARM thống trị hiện nay.
Intel hiện đã hoàn thành việc phân phát miễn phí 50.000 bo mạch Intel Galileo cho hơn 1.000 trường đại học trên toàn thế giới để các sinh viên hay nhà nghiên cứu cùng góp phần tạo ra những sản phẩm dựa trên chúng. Giá bán lẻ của Intel Galileo khi về đến Việt Nam là khoảng khoảng 2.200.000đ. Hiện tại, board mạch Intel Galileo vẫn chưa được bán phổ biến tại Việt Nam. Thi sinh tham gia các cuộc thi lập trình trên board mạch này đều được ban tổ chức hỗ trợ board mạch.
Intel Galileo có một cộng đồng riêng do Intel tổ chức tại Intel(r) Galileo in Support Community - nơi bạn có thể thảo luận, chia sẻ, tìm kiếm sự trợ giúp từ cộng đồng người dùng về board mạch này.
Intel Galileo là chủ đề lập trình của bảng E3 cho học sinh THPT, cuộc thi Tin học trẻ toàn quốc kể từ lần thứ 20 năm 2014.
Tại TPHCM, hàng năm đều có cuộc thi lập trình trên bo mạch Intel Galileo là Young Makers Challenge (YMC) dành cho học sinh THPT. YMC thường xuyên tổ chức các buổi tranning dành cho học sinh vào thời gian hè cũng như trong năm học. YMC được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2014.
Vào ngày 01/08/2015 tới đây, một cuộc thi cuộc thi lập trình trên board mạch Intel Galileo là Vietnam Maker Contest dành cho sinh viên sẽ chính thức được khởi động, mở ra một sân chơi mới cho các bạn trẻ yêu thích các sản phẩm có tính sáng tạo cao.