string

Giới thiệu

string tiếng Anh nghĩa là chuỗi. Trong một chương trình Arduino có 2 cách để định nghĩa chuỗi, cách thứ nhất là sử dụng mảng ký tự để biểu diễn chuỗi. Bài viết này xin mô tả chi tiết về cách thứ nhất.

Cách khai báo

char Str1[15]; // khai bảo chuỗi có độ dài là 15 ký tự.

char Str2[8] = {'a', 'r', 'd', 'u', 'i', 'n', 'o'}; //khai báo chuỗi có độ dài tối đa là 8 ký tự và đặt nó giá trị ban đầu là arduino (7 ký tự). Buộc phải khai báo chuỗi nằm giữa hai dấu nháy đơn nhé! 

char Str3[8] = {'a', 'r', 'd', 'u', 'i', 'n', 'o', '\0'};//khai báo chuỗi có độ dài tối đa là 8 ký tự và đặt nó giá trị ban đầu là arduino<ký tự null>  (8 ký tự)

char Str4[ ] = "arduino";// Chương trình dịch sẽ tự động điều chỉnh kích thước cho chuỗi Str4 này và ngoài ra bạn phải đặt một chuối trong dấu ngoặc kép

char Str5[8] = "arduino";// Một cách khai báo như Str3
char Str6[15] = "arduino"; // Một cách khai báo khác với độ dài tối đa lớn hơn

CHÚ Ý: mỗi chuỗi đều cần có 1 ký tự NULL, nếu bạn không khai báo ký tự NULL (\0) ở cuối thì trình biên dịch sẽ tự động thêm vào. Đó là lý do vì sao Str2, Str4 lại có độ dài là 8 nhưng chỉ chứa một chuỗi 7 ký tự. Ký tự NULL này để làm gì? Nó dùng để trình biên dịch biết điểm dừng của một chuỗi! Nếu không nó sẽ đọc tiếp những phần bộ nhớ khác (mà phần ấy không lưu chuỗi)

Bạn có thể khai bảo một chuỗi dài như sau:

char myString[] = "This is the first line"
" this is the second line"
" etcetera"

Mảng chuỗi

Khi cần phải thao tác với một lượng lớn chuỗi (ví dụ như trong các ứng dụng trả lời người dùng bằng LCD) thì bạn cần sử dụng một mảng chuỗi. Mà bản chất của chuỗi là mảng các ký tự. Vì vậy để khai báo 1 mảng chuỗi bạn cần sử dụng một mảng 2 chiều!

Để khai báo một mảng chuỗi, rất đơn giản:

char* myStrings[] = {"I'm number 1", "I'm number 2"};

Chỉ cần thêm dấu * sau chữ char và trong dấu ngoặc vuông phía sau myStrings bạn có thể thiết đặt số lượng phần tử tối đa của mảng chuỗi!

Ví dụ

char* myStrings[]={"This is string 1", "This is string 2", "This is string 3",
"This is string 4", "This is string 5","This is string 6"};

void setup(){
Serial.begin(9600);
}

void loop(){
for (int i = 0; i < 6; i++){
   Serial.println(myStrings[i]);
   delay(500);
   }
}

 

Reference Tags: 
lên
12 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

analogReference()

Hàm analogReference() có nhiệm vụ đặt lại mức (điện áp) tối đa khi đọc tín hiệu analogRead. Ứng dụng như sau, giả sử bạn đọc một tín hiệu dạng analog có hiệu điện thế từ 0-1,1V. Nhưng mà nếu dùng mức điện áp tối đa mặc định của hệ thống (5V) thì khoảng giá trị sẽ ngắn hơn => độ chính xác kém hơn => hàm này ra đời để giải quyết việc đó!

lên
15 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Dùng ATTiny13 để shiftOut ra IC 595 điều khiển nhiều LED

Qua bài viết Bài 2: Attiny13 - Trợ thủ đắc lực của Arduino - Lập trình nó?, chúng ta đã biết được cách lập trình một bé ATTiny13 để làm nhấp nháy một chú đèn LED. Hôm nay, chúng ta sẽ nâng cao một tí nữa, chúng ta sẽ lập trình chú ATTiny13 này để shiftOut ra 8 LED và hơn thế nữa!

Nếu bạn chưa biết về shiftOut, bạn có thể xem bài viết này và thực hiện nó trước!

lên
10 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.