Hướng dẫn sử dụng module bàn phím 4x4 với Arduino

Mô tả dự án: 

Sau một thời gian dài theo dõi cộng đồng, mình thấy có một số bạn hỏi về module bàn phím 4x4 nhưng vẫn chưa có một sự hướng dẫn rõ ràng. Hôm nay, qua bài viết này, mình xin hướng dẫn các bạn phương pháp sử dụng module 4x4 với một thư viện khá hay trên Arduino.

Bàn phím ma trận 4x4 (matrix keypad 4x4) là gì ?

Trên đây là hình ảnh sơ đồ nguyên lý của module bàn phím 4x4. Tuy có đến 16 nút nhấn, nghĩa là nếu làm một cách thông thường (dùng chân digital) thì chúng ta phải cần đến 16 chân Arduino để đọc. Nhưng với bàn phím này, chúng ta chỉ cần dùng 8 chân (4 chân hàng ngang (row), và 4 chân cột dọc (column)). 

Để kiểm tra một nút có được nhấn hay không? Họ sẽ sử dụng phương pháp quét được mô tả bằng đoạn mã giả như sau:

Với mỗi hàng (R1 đến R4), Chọn ra hàng Ri

Cấp cực âm (0v) cho hàng Ri

Nếu điện áp ở chân Cj bất kì là dương (INPUT PULLUP) => chưa nhấn

Nếu điện áp ở chân Cj bất kì là âm (INPUT PULLUP) => đang nhấn

Hướng dẫn sử dụng module này với board Arduino

Bạn hoàn toàn có thể tự làm một chương trình để sử dụng theo thuật toán trên. Tuy nhiên, sẽ rất khó cho một newbie để làm các hiệu ứng trên nút nhấn khác như: nhấn giữ, nhấn double click,... Nên mình sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng một thư viện khá phổ biến trong Arduino, đó là thư viện Keypad.

Tải về thư viện Keypad

Nối dây

Arduino Keypad
5 R1
6 R2
7 R3
8 R4
9 C1
10 C2
11 C3
12 C4

Các bạn nối dây theo bảng này nhé

 

Mã lập trình

#include Keypad.h

//Bạn có thể tham khảo thêm tại: https://github.com/Chris--A/Keypad/blob/master/examples/HelloKeypad/HelloKeypad.ino

const byte rows = 4; //số hàng
const byte columns = 4; //số cột

int holdDelay = 700; //Thời gian trễ để xem là nhấn 1 nút nhằm tránh nhiễu
int n = 3; // 
int state = 0; //nếu state =0 ko nhấn,state =1 nhấn thời gian nhỏ , state = 2 nhấn giữ lâu
char key = 0;

//Định nghĩa các giá trị trả về
char keys[rows][columns] =
{
  {'1', '2', '3', 'A'},
  {'4', '5', '6', 'B'},
  {'7', '8', '9', 'C'},
  {'*', '0', '#', 'D'},
};

byte rowPins[rows] = {5, 6, 7, 8}; //Cách nối chân với Arduino
byte columnPins[columns] = {9, 10, 11, 12};

//cài đặt thư viện keypad
Keypad keypad = Keypad(makeKeymap(keys), rowPins, columnPins, rows, columns);
void setup() {
  Serial.begin(9600);//bật serial, baudrate 9600

}
void loop() {  
  char temp = keypad.getKey();

  if ((int)keypad.getState() ==  PRESSED) {
    if (temp != 0) {
      key = temp;
    }
  }
  if ((int)keypad.getState() ==  HOLD) {
    state++;
    state = constrain(state, 1, n-1);
    delay(holdDelay);
  }

  if ((int)keypad.getState() ==  RELEASED) {
    key += state;
    state = 0;
    //Xuất lên Máy tính để xem kết quả
    Serial.println(key);

  }
  delay(100);
}

 

Lời kết

Chúc các bạn thành công. Thấy hay thì share và rate node giúp mình nhé yes.

lên
42 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Lập trình ATtiny45 hoăc ATtiny85 với Codebender

Hôm nay có vấn đề đụng đến attiny45 mà mình lại lười tải Arduino IDE 1.0.6 để lập trình cho dễ, thành ra quyết định dùng codebender để lập trình. Mình tìm trên cộng đồng mà không có bài nào nói về vấn đề này, nhưng lại có bài của ksp khá liên quan, chỉ cần chỉnh file boards.txt rồi up lên một tí là được. Nên mình quyết định viết bài cho anh em sau này gặp thì giải quyết cho dễ

lên
4 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Hướng dẫn sử dụng cảm biến nhiệt độ DS18B20 (-55°C đến +125°C) sai số ±0.5°C

Lại quay về vấn đề đo nhiệt độ, như ở bài trước, mình đã dùng cả LM35, cả TMP36. Nhưng rốt cuộc vẫn không hiệu quả, lần này mình đang sử dụng con DS18B20 này và cảm thấy khá ổn hơn so với lần trước. Nhiệt độ ít bị chênh lệch hơn và như quảng cáo là chỉ có sai số ±0.5°C thôi (nếu nhiệt độ trong phạm vi -10°C to +85°C, đáng để thử phải không nào?

lên
18 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.