analogRead()

Giới thiệu

Nhiệm vụ của analogRead() là đọc giá trị điện áp từ một chân Analog (ADC). Trên mạch Arduino UNO có 6 chân Analog In, được kí hiệu từ A0 đến A5. Trên các mạch khác cũng có những chân tương tự như vậy với tiền tố "A" đứng đầu, sau đó là số hiệu của chân.

analogRead() luôn trả về 1 số nguyên nằm trong khoảng từ 0 đến 1023 tương ứng với thang điện áp (mặc định) từ 0 đến 5V. Bạn có thể điều chỉnh thang điện áp này bằng hàm analogReference().

Hàm analogRead() cần 100 micro giây để thực hiện.

Khi người ta nói "đọc tín hiệu analog", bạn có thể hiểu đó chính là việc đọc giá trị điện áp.

Cú pháp

analogRead([chân đọc điện áp]);

Ví dụ

int voltage = analogRead(A0);

Trong đó A0 là chân dùng để đọc điện áp.

Nếu bạn chưa kết nối chân đọc điện áp, hàm analogRead() sẽ trả về một giá trị ngẫu nhiên trong khoảng từ 0 đến 1023. Để khắc phục điều này, bạn phải mắc thêm một điện trở có trị số lớn (khoảng 10k ohm trở lên) hoặc một tụ điện 104 từ chân đọc điện áp xuống GND.

Reference Tags: 
lên
17 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Lưu các biến CHỈ ĐỌC với PROGMEM

Trong bài Tiết kiệm RAM trong Arduino?, chúng ta đã biết cách lưu chuỗi hằng vào bộ nhớ FLASH thay cho việc lưu hết bọn chúng vào RAM. Như vậy, một hằng chuỗi có thể được lưu vào bộ nhớ FLASH thay vì lưu vào RAM. Vậy, câu hỏi đặt ra là, những biến hằng khác (hằng số, hẳng mảng, hẳng số thực) có thể được lưu vào FLASH thay vì vào RAM hay không?

Trong thực tế, các biến hằng (trừ hằng chuỗi) hầu hết chỉ tốn vài chục byte để lưu trữ nên RAM, nên chúng ta cũng chưa gặp vấn đề gì trong việc lưu trữ hằng số hay hằng mảng cả. Nhưng thỉnh thoảng, có những lúc, ta phải tìm cách lưu trữ chúng ở một nơi khác, ví dụ Bài 12: Phát nhạc bằng Arduino với một cái loa hoặc buzzer.

Chần chừ gì nữa, biết muốn phám khá khả năng của Arduino - hay không?

lên
8 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

kLaserCutter - Tự làm máy cắt laser bằng mã nguồn người Việt - Phần 1: "In" máy cắt của chính bạn

Tớ là một người rất thích bộ môn nghệ thuật Kirigami – cắt giấy. Tuy nhiên, tớ không phải là một người khéo tay và thường xuyên cắt phạm giấy hoặc bị thương. Nhưng không vì thế mà khiến tớ bỏ qua bộ môn nghệ thuật đòi hỏi sự sáng tạo này. Các bạn thấy đấy, tớ đã đặt mục tiêu xây dựng chiếc máy cắt laser dưới 1 triệu đồng và đã hoàn thiện được nó. Tuy nhiên, trong phiên bản đó, vẫn có những điều tớ chưa hài lòng và cuối cùng những điều đó đã được khắc phục trong phiên bản máy cắt laser mã nguồn và phần cứng mở kLaserCutter - dự án phần cứng cùng với phần mềm mở đầu tiên ở Việt Nam.

lên
26 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.