analogReference()

Giới thiệu

Hàm analogReference() có nhiệm vụ đặt lại mức (điện áp) tối đa khi đọc tín hiệu analogRead. Ứng dụng như sau, giả sử bạn đọc một tín hiệu dạng analog có hiệu điện thế từ 0-1,1V. Nhưng mà nếu dùng mức điện áp tối đa mặc định của hệ thống (5V) thì khoảng giá trị sẽ ngắn hơn => độ chính xác kém hơn => hàm này ra đời để giải quyết việc đó!

Cú pháp

analogReference(type) 

type: một trong các kiểu giá trị sau: DEFAULT, INTERNAL, INTERNAL1V1, INTERNAL2V56, hoặc EXTERNAL

Kiểu Nhiệm vụ đảm nhiệm Ghi chú
DEFAULT

Đặt mức điện áp tối đa là 5V (nếu trên mạch dùng nguồn 5V làm nuôi chính) hoặc là 3,3V (nếu trên mạch dùng nguồn 3,3V làm nguồn nuôi chính)

 
INTERNAL

Đặt lại mức điện áp tối đa  là 1,1 V (nếu sử dụng vi điều khiển ATmega328 hoặc ATmega168)
Đặt lại mức điện áp tối đa là 2,56V (nếu sử dụng vi điều khiển ATmega8)

 
INTERNAL1V1 Đặt lại mức điện áp tối đa là 1,1 V Chỉ có trên Arduino Mega
INTERNAL2V56 Đặt lại mức điện áp tối đa là 2,56 V Chỉ có trên Arduino Mega
EXTERNAL Đặt lại mức điện áp tối đa BẰNG với mức điện áp được cấp vào chân AREF Chỉ được cấp vào chân AREF một điện áp nằm trong khoảng 0-5V

 

Trả về

không

Cảnh báo

NẾU bạn sử dụng kiểu EXTERNAL cho hàm analogReference thì bạn BUỘC phải cấp nó một nguồn nằm trong khoảng từ 0-5V, và nếu bạn đã cấp một nguồn điện thỏa mãn điều kiện trên vào chân AREF thì bạn BUỘC phải gọi dòng lệnh analogReference(EXTERNAL) trước khi sử dụng analogRead() [NẾU KHÔNG MẠCH BẠN SẼ "die"]

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một điện trở 5kΩ đặt trước chân AREF rồi đặt nguồn điện ngoài (điện áp bạn muốn cấp vào chân AREF). Vì sao lại làm như vậy? Bời vì sao chỗ gắn chân AREF có một nội điện trở (điện trở có sẵn trong mạch) khoảng 32kΩ => sẽ tạo ra mạch giảm áp phiên bản dễ nhất => giảm điện thế gắn vào chân AREF => không hư nếu bạn có lỡ gắn nguồn hơn 5V smiley. Nếu bạn chưa hiểu rõ, bạn có thể xem hình sau.

Chân còn lại của điện trở bên phải nối với GND của Arduino bạn nhé! Cảm ơn Thái Sơn đã đóng góp!

Reference Tags: 
lên
15 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Nhà sáng tạo trẻ với Intel Galileo, bạn có dám thử thách mình với Intel Galileo

Là một người có sở thích tìm hiểu về mạch điện tử và mong muốn tự động hóa cuộc sống, ắc hẳn bạn đã từng nghe nói về những board mạch nhúng vi điều khiển như Intel Galileo, hay Raspberry Pi. Vào thời điểm hiện tại, Intel Galileo chỉ mới được ra đời được hơn 2 năm, nên các tài liệu và dự án liên quan đến board mạch này còn chưa nhiều như Raspberry Pi được. Đồng thời, các bạn học sinh và sinh viên Việt Nam đã được tự tay vọc board mạch Intel Galileo ở những cuộc thi mang tầm Quốc gia. Như vậy, với chính sách phát triển và đưa board mạch Intel Galileo vào việc tìm hiểu và nghiên cứu trong cộng trẻ Việt Nam, đây là một cơ hội rất tốt để những mầm xanh của đất nước được khám phá và tiếp cận việc thực hành những gì mình học một các thú vị.

lên
4 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.