analogRead()

Giới thiệu

Nhiệm vụ của analogRead() là đọc giá trị điện áp từ một chân Analog (ADC). Trên mạch Arduino UNO có 6 chân Analog In, được kí hiệu từ A0 đến A5. Trên các mạch khác cũng có những chân tương tự như vậy với tiền tố "A" đứng đầu, sau đó là số hiệu của chân.

analogRead() luôn trả về 1 số nguyên nằm trong khoảng từ 0 đến 1023 tương ứng với thang điện áp (mặc định) từ 0 đến 5V. Bạn có thể điều chỉnh thang điện áp này bằng hàm analogReference().

Hàm analogRead() cần 100 micro giây để thực hiện.

Khi người ta nói "đọc tín hiệu analog", bạn có thể hiểu đó chính là việc đọc giá trị điện áp.

Cú pháp

analogRead([chân đọc điện áp]);

Ví dụ

int voltage = analogRead(A0);

Trong đó A0 là chân dùng để đọc điện áp.

Nếu bạn chưa kết nối chân đọc điện áp, hàm analogRead() sẽ trả về một giá trị ngẫu nhiên trong khoảng từ 0 đến 1023. Để khắc phục điều này, bạn phải mắc thêm một điện trở có trị số lớn (khoảng 10k ohm trở lên) hoặc một tụ điện 104 từ chân đọc điện áp xuống GND.

Reference Tags: 
lên
17 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Tự làm khung xe mica - dễ hay khó?

Một khi đã bắt tay vào nghiên cứu Arduino, chúng ta đề chắc đều muốn làm một dự án nào đó thật "cool", phải không nào? Nhưng để làm một cái gì đó thật "cool" ngay từ lúc mới bắt đầu thì không hề dễ dàng. Nếu bạn đang muốn làm một chiếc xe điều khiển từ xa, một chiếc xe dò line (MCR),... bất kỳ dự án gì liên quan tới xe thì việc ngán nhất mà các bạn phải làm đó là chế tạo khung xe.

lên
9 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Vấn đề của số chấm động và số nguyên trong ngôn ngữ lập trình C++ trên board mạch Arduino

Có bao giờ bạn tự hỏi: "Dự án của mình làm tốt thế này, chạy ngon lành rành rành thế này, chắc không có bugs đâu?". Thực sự, nếu dự án của bạn không có phần xử lý số thực chấm động trong đó thì mình nghĩ phần code của bạn sẽ hoạt động ngon lành theo thời gian. Nhưng mà có số thực thì từ từ, chúng ta cần xét lại code. Trước đây, có một số bạn nhắn tin riêng hỏi mình về code với điểm chung là "code mình chạy ngon lành lúc đầu, sau đó bị lỗi, không rõ nguyên nhân". Loại trừ các phần code logic sai ra, thì hầu hết đều là do lỗi khi xử lý số chấm động mà không quan tâm đến nền tảng lập trình bên dưới! Mà cũng đúng, chúng ta rất dễ bị đánh lừa bởi chính đoạn code chúng ta viết. Vì nó có báo lỗi biên dịch đâu mà, kaka. Qua bài viết này, mình muốn phân tích và cùng các bạn rút kinh nghiệm về số chấm động float, cách hạn chế lỗi sai với số chấm động.

lên
22 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.