analogReference()

Giới thiệu

Hàm analogReference() có nhiệm vụ đặt lại mức (điện áp) tối đa khi đọc tín hiệu analogRead. Ứng dụng như sau, giả sử bạn đọc một tín hiệu dạng analog có hiệu điện thế từ 0-1,1V. Nhưng mà nếu dùng mức điện áp tối đa mặc định của hệ thống (5V) thì khoảng giá trị sẽ ngắn hơn => độ chính xác kém hơn => hàm này ra đời để giải quyết việc đó!

Cú pháp

analogReference(type) 

type: một trong các kiểu giá trị sau: DEFAULT, INTERNAL, INTERNAL1V1, INTERNAL2V56, hoặc EXTERNAL

Kiểu Nhiệm vụ đảm nhiệm Ghi chú
DEFAULT

Đặt mức điện áp tối đa là 5V (nếu trên mạch dùng nguồn 5V làm nuôi chính) hoặc là 3,3V (nếu trên mạch dùng nguồn 3,3V làm nguồn nuôi chính)

 
INTERNAL

Đặt lại mức điện áp tối đa  là 1,1 V (nếu sử dụng vi điều khiển ATmega328 hoặc ATmega168)
Đặt lại mức điện áp tối đa là 2,56V (nếu sử dụng vi điều khiển ATmega8)

 
INTERNAL1V1 Đặt lại mức điện áp tối đa là 1,1 V Chỉ có trên Arduino Mega
INTERNAL2V56 Đặt lại mức điện áp tối đa là 2,56 V Chỉ có trên Arduino Mega
EXTERNAL Đặt lại mức điện áp tối đa BẰNG với mức điện áp được cấp vào chân AREF Chỉ được cấp vào chân AREF một điện áp nằm trong khoảng 0-5V

 

Trả về

không

Cảnh báo

NẾU bạn sử dụng kiểu EXTERNAL cho hàm analogReference thì bạn BUỘC phải cấp nó một nguồn nằm trong khoảng từ 0-5V, và nếu bạn đã cấp một nguồn điện thỏa mãn điều kiện trên vào chân AREF thì bạn BUỘC phải gọi dòng lệnh analogReference(EXTERNAL) trước khi sử dụng analogRead() [NẾU KHÔNG MẠCH BẠN SẼ "die"]

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một điện trở 5kΩ đặt trước chân AREF rồi đặt nguồn điện ngoài (điện áp bạn muốn cấp vào chân AREF). Vì sao lại làm như vậy? Bời vì sao chỗ gắn chân AREF có một nội điện trở (điện trở có sẵn trong mạch) khoảng 32kΩ => sẽ tạo ra mạch giảm áp phiên bản dễ nhất => giảm điện thế gắn vào chân AREF => không hư nếu bạn có lỡ gắn nguồn hơn 5V smiley. Nếu bạn chưa hiểu rõ, bạn có thể xem hình sau.

Chân còn lại của điện trở bên phải nối với GND của Arduino bạn nhé! Cảm ơn Thái Sơn đã đóng góp!

Reference Tags: 
lên
15 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Arduino Leonardo là gì ?

Chúng ta đã quá quen thuộc với các board mạch Arduino "truyền thống" như Arduino Uno R3, Nano hay phiên bản tối giản là Arduino Pro Mini. Nếu là một người tinh ý, các bạn sẽ dễ dàng nhận thấy board Arduino Leonardo có kích thước giốn với Arduino, pinout cũng tương tự luôn. Thật vậy, với một người yêu thích Arduino, bạn sẽ có một thắc mắc: Tại sao người ta lại làm ra mạch Arduino Leonardo, trong khi nó "khá giống" với Arduino Uno R3, chứ không muốn nói là giống "hệt", liệu nhà phát triển Arduino quá "rãnh"? Vâng, qua bài viết này, bạn sẽ hiểu được vì sao Arduino Leonardo lại ra đời, khi nào nên dùng nó, khi nào không và các thông số kĩ thuật cơ bản.

lên
10 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Tiết kiệm RAM trong Arduino?

Như đã nói ở bài trước Cách lưu trữ các biến số, mảng, chuỗi trong Arduino, chúng ta đã biết rằng các loại biến trong Arduino được lưu ở những vùng nhớ khác nhau trong RAM, và khi hết RAM thì chương trình của bạn sẽ die một cách bất ngờ - vì lỗi không nằm trong code.

Vì vậy, hôm nay, chúng ta sẽ tìm cách giải quyết vấn đề "làm thế nào để giảm thiểu việc sử dụng RAM trong một sketch Arduino?".

lên
11 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.