Comments - Viết tài liệu tham khảo trong khi viết code Arduino

Giới thiệu

Bạn rất khó ghi nhớ từng dòng code một trong một chương trình thật là dài, với những thuật toán phức tạp, vì vậy Arduino đã làm cho bạn một cú pháp để giải quyết vấn đề này, đó là Comments. Comments sẽ giúp bạn ghi chú cho từng dòng code hoặc trình bày nhiệm vụ của nó để bạn hoặc những người khác có thể hiểu được chương trình này làm được những gì. Và comments sẽ không được Arduino biên dịch nên cho dù bạn viết nó dài đến đâu thì cũng không ảnh hưởng đến bộ nhớ flash của vi điều khiển. Để comments trong Arduino, bạn có 2 cách.

Ví dụ

 x = 5;  // Đây là kiểu "single line comment", để làm được điều này, bạn gõ "//"
         // nó sẽ ghi chú tất cả những chữ (text, câu lệnh,... everything) nằm sau dấu // cho đến khi hết dòng

/* Còn đây là "multiline comment" - Bạn bắt đầu ghi chú với ký tự kia.
Nó sẽ "ghi chú" tất cả những gì nằm trong cặp dấu "/ *" và "* /" ( không có dấu cách nhé)
if (gwb == 0){   // ngoài ra bạn có thể dùng single line trong này.
x = 3;           /* nhưng dùng một multiline comment khác thì sẽ bị lỗi cú pháp ngay */
}
// và đừng bao giờ quên ký tự đóng "* /" (ko có dấu cách) nhé!
*/

Gợi ý

Bạn sẽ dùng "single line comment" khi bạn cần ghi chú một đoạn code, ví dụ như ghi cách hiểu nó, nó trả về cái gì,..

Bạn sẽ dùng "multiline comment" để debug. Khi bạn thêm một đoạn code mới vô và cô tình làm cho chương trình hoạt động lỗi thì bạn hãy thử dùng multiline comment để đánh dấu là ghi chú những dòng đó (chương trình dịch sẽ bỏ qua). Sau đó, bạn xem thử chương trình có chạy đúng hay không, nếu có lỗi thì mở rộng single line comment lên những dòng code trước đó nữa, còn nếu không thì bạn thu hẹp multiline comment lại và tiếp tục thực hiện những gì tôi vừa ghi!

Reference Tags: 
lên
10 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Dùng ATTiny13 để shiftOut ra IC 595 điều khiển nhiều LED

Qua bài viết Bài 2: Attiny13 - Trợ thủ đắc lực của Arduino - Lập trình nó?, chúng ta đã biết được cách lập trình một bé ATTiny13 để làm nhấp nháy một chú đèn LED. Hôm nay, chúng ta sẽ nâng cao một tí nữa, chúng ta sẽ lập trình chú ATTiny13 này để shiftOut ra 8 LED và hơn thế nữa!

Nếu bạn chưa biết về shiftOut, bạn có thể xem bài viết này và thực hiện nó trước!

lên
10 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

ST7565 và ESP8266 - Màn hình LCD bự chà bá chưa đến 100k cho thế giới IoT

Mình rất thích LCD ST7565 này, và đã đặt liền 4 con mà mỗi con quá rẻ có 20k. Nhưng khổ một điều, điện áp hoạt động và IO của LCD ST7565 có 3.3V. Bản thân mình lại không thích việc chơi điện trở để chơi LCD này với Arduino. Lý do đơn giản là phải hàn quá nhiều, mình lại lười crying. Hổm nay, mình đang làm loạt bài về ESP8266 và cũng phải gặp vấn đề điện trở để làm cầu phân áp khi giao tiếp giữa ESP8266 và Arduino.

lên
17 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.