delayMicroseconds()

Giới thiệu

delayMicroseconds có nhiệm vụ dừng chương trình trong thời gian micro giây. Và cứ mỗi 1000000 micro giây = 1 giây.

Cú pháp

delayMicroseconds(micro);

Thông số

micro: thời gian ở mức micro giây. micro có kiểu dữ liệu là unsigned int. micro phải <= 16383. Con số này là mức tối đa của hệ thống Arduino, và có thể sẽ được điều chỉnh tăng trong tương lai. Và nếu bạn muốn dừng chương trình lâu hơn thì bạn cần dùng hàm delay

Trả về

không

Ví dụ

int outPin = 8;                 // digital pin 8

void setup()
{
  pinMode(outPin, OUTPUT);      // đặt là output
}

void loop()
{
  digitalWrite(outPin, HIGH);   // xuất 5V
  delayMicroseconds(50);        // đợi 50 micro giây
  digitalWrite(outPin, LOW);    // xuất 0V
  delayMicroseconds(50);        // đợi 50 micro giây
}

Ví dụ cho ta một cách để tạo một xung PWM tại chân số 8.

Reference Tags: 
lên
4 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Bài 8: Dùng button (nút bấm) để điều khiển một đèn LED

Chúng ta đã tìm được cách để đọc được trạng thái của một button qua bài viết Bài 3: Xác định trạng thái của một nút nhấn (button) rồi, đúng không nào? Bây giờ, chúng ta sẽ dựa vào trạng thái của các button ấy để điều khiển các đèn LED. Thực chất, đây là một bài viết vô cùng đơn giản, bạn có thể bỏ qua nếu đã biết và xem bài tiếp theo!

 

lên
29 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 

Module Relay - Cách sử dụng rơ le và những ứng dụng hay của nó

Rơ-le là một loại linh kiện điện tử thụ động rất hay gặp trong các ứng dụng thực tế. Khi bạn gặp các vấn đề liên quan đến công suất và cần sự ổn định cao, ngoài ra có thể dễ dàng bảo trì, thì rơ-le chính là cái bạn cần tìm. Vì vậy, hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về relay và các ứng dụng của nó trong cuộc sống!

lên
74 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.