delayMicroseconds()

Giới thiệu

delayMicroseconds có nhiệm vụ dừng chương trình trong thời gian micro giây. Và cứ mỗi 1000000 micro giây = 1 giây.

Cú pháp

delayMicroseconds(micro);

Thông số

micro: thời gian ở mức micro giây. micro có kiểu dữ liệu là unsigned int. micro phải <= 16383. Con số này là mức tối đa của hệ thống Arduino, và có thể sẽ được điều chỉnh tăng trong tương lai. Và nếu bạn muốn dừng chương trình lâu hơn thì bạn cần dùng hàm delay

Trả về

không

Ví dụ

int outPin = 8;                 // digital pin 8

void setup()
{
  pinMode(outPin, OUTPUT);      // đặt là output
}

void loop()
{
  digitalWrite(outPin, HIGH);   // xuất 5V
  delayMicroseconds(50);        // đợi 50 micro giây
  digitalWrite(outPin, LOW);    // xuất 0V
  delayMicroseconds(50);        // đợi 50 micro giây
}

Ví dụ cho ta một cách để tạo một xung PWM tại chân số 8.

Reference Tags: 
lên
4 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Hướng dẫn truyền thông Internet cho PLC bằng iNut Platform - Lập trình kéo thả Internet cho PLC

Điện tử công nghiệp thường chỉ tin tưởng và sử dụng các loại mạch PLC truyền thống vì khả năng đọc được ngược code, độ bền, tính ổn định (Đã được kiểm chứng theo thời gian). PLC đó là chuyên môn của các kỹ sư điện công nghiệp và gần như là kỹ năng bắt buộc phải có của mỗi người. Tuy nhiên, PLC có một điểm dỡ đó là: khó để lập trình kết nối Internet để quản lý (quan sát) từ xa. Phải biết thêm về WinCC (chi phí bản quyền cao) hoặc C# để làm phần mềm điều khiển trên máy tính. Điều đó không phải là dễ dàng đối với một kỹ sư điện tử công nghiệp. Vậy đâu là giải pháp? Đó chính là iNut Platform với dòng sản phẩm iNut - PLC Modbus RTU RS-485. iNut PLC sẽ giúp bạn đồng bộ các thanh ghi D trong PLC qua Internet một cách dễ dàng, an toàn và bảo mật. Cùng khám phá nhé!

lên
5 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Giấy phép nguồn mở, giấy phép tài liệu mở - Quyền lợi, nghĩa vụ của bạn trong thế giới nguồn mở

Trong thời đại số này, việc tiếp cận và sử dụng những tri thức đã không còn khó khăn, bạn chỉ cần một trình duyệt và một máy tính cùng với đường truyền mạng mà đã có thể truy cập vào nguồn tri thức rộng lớn trên thế giới. Nhưng, có bao giờ bạn tự nghĩ, ngoài quyền lợi cực lớn là được tiếp xúc với tri thức mở và được tác giả hỗ trợ khi gặp lỗi, bạn có trách nhiệm và nghĩa vụ gì? Và khi là bạn là tác giả, bạn sẽ được những quyền gì và với việc ý thức được quyền của mình, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn trong thế giới nguồn mở. Bạn sẽ hiểu được: không phải thứ gì mình có source thì nó đều là "nguồn mở", không phải thứ gì cho mình dùng miễn phí đều là nguồn mở,... Ý thực được điều này, giúp bạn đi nhanh và xa trong thế giới nguồn mở thế giới!

lên
12 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.