digitalRead()

Giới thiệu

Đọc tín hiệu điện từ một chân digital (được thiết đặt là INPUT). Trả về 2 giá trị HIGH hoặc LOW.

Cú pháp

digitalRead(pin)

Thông số

pin: giá trị của digital muốn đọc

Trả về

HIGH hoặc LOW

Ví dụ

Ví dụ này sẽ làm cho đèn led tại pin 13 nhận giá trị như giá trị tại pin 2

int ledPin = 13; // chân led 13
int inPin = 2;   // button tại chân 2
int val = 0;     // biến "val" dùng để lưu tín hiệu từ digitalRead

void setup()
{
  pinMode(ledPin, OUTPUT);      // đặt pin digital 13 là output
  pinMode(inPin, INPUT);      // đặt pin digital 2 là input
}

void loop()
{
  val = digitalRead(inPin);   //  đọc tín hiệu từ digital2
  digitalWrite(ledPin, val);    // thay đổi giá trị của đèn LED là giá trị của digital 2
}

Chú ý

Nếu chân input không được kết nối với bất kỳ một thứ gì thì hàm digitalRead() sẽ trả về tín hiệu HIGH hoặc LOW một cách "hên xui"

Các chân Analog cũng có thể dùng được digitalRead với các cổng pin có tên như là: A0, A1,...

Reference Tags: 
lên
23 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Game thử tài trí nhớ - Làm game với Arduino cực kỳ đơn giản

Với mong muốn giúp các newbie có thể dễ dàng hình dung việc lập trình trên board mạch Arduino. Hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn làm một game khá thú vị, đó là game: "Thử tài trí nhớ". Chỉ việc sử dụng một ít led, điện trở, nút nhấn và 01 servo, cùng với tay nghề độ mod khéo léo sẵn có của bạn, chúng ta đã có một game khá thú vị rồi!

lên
7 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

ESP8266 kết nối Internet - Phần 1.1: ESP8266 đi thuê phòng ở khách sạn Socket Server

Ở bài viết Phần 1: Cài đặt ESP8266 làm một socket client kết nối tới socket server trong mạng LAN. Trong bài này, chúng ta đã làm mô hình một thiết bị ESP8266 kết nối vào Socket Server. Nhưng trong thực tế, Socket là một mô hình mạng có thể kết nối nhiều thiết bị với nhau. Và qua bài viết này, mình làm một ví dụ cho ESP8266 kết nối với một ESP8266 khác. Cùng khám phá nhé.

lên
6 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.