#include

Giới thiệu

#include cho phép chương trình của bạn tải một thư viện đã được viết sẵn. Tức là bạn có thể truy xuất được những tài nguyên trong thư viện này từ chương trình của mình. Nếu bạn có một đoạn code và cần sử dụng nó trong nhiều chương trình, bạn có thể dùng #include để nạp đoạn code ấy vào chương trình của mình, thay vì phải chép đi chép lại đoạn code ấy.

Cú pháp

#include <[đường dẫn đến file chứa thư viện]>

Ví dụ

Giả sử bạn có thư mục cài đặt Arduino IDE tên là ArduinoIDE, thư viện của bạn có tên là EEPROM (được lưu ở \ArduinoIDE\libraries\EEPROM\)

Một đoạn code lưu ở file code.h nằm trong thư mục function của thư viện EEPROM thì được khai báo như sau:

#include <function/code.h>  //đường dẫn đầy đủ: \ArduinoIDE\libraries\EEPROM\function\code.h

 

Reference Tags: 
lên
8 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Bài 7: Nâng cấp phiên bản Linux trên Intel Galileo

Phiên bản Linux mặc định trên Galileo bị thiếu nhiều chức năng do đã được Intel tinh giảm bớt đi. Một số câu lệnh hay các phần hỗ trợ thường có trên các bản Linux cũng có thể bị lược bỏ ít nhiều. Do đó, để có thể tận dụng được tối đa sức mạnh của Intel Galileo mà phần lõi là hệ điều hành Linux, bạn phải nâng cấp hệ điều hành này.

lên
2 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Bài 6: Sử dụng Terminal trên Intel Galileo

Điều làm nên sự độc đáo của Intel Galileo đó có cả một hệ điều hành Linux chạy ngầm trong hệ thống, trong khi Galileo lại có thể hoạt động như một mạch Arduino thông thường. Bạn có thể tương tác với hệ điều hành này thông qua Terminal, chạy các câu lệnh qua giao diện dòng lệnh kiểu như MS-DOS. So sánh với việc tải các chương trình Arduino lên bo mạch, việc giap tiếp qua giao diện dòng lệnh là một công việc đòi hỏi nhiều kiến thức và kĩ năng hơn, tuy nhiên nó lại là một nơi tốt để bạn khởi đầu và có thể nhanh chóng tiến bộ hơn.

lên
2 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.