Thư viện

  • kLaserCutterController sử dụng Intel Galileo làm máy chủ trung tâm tiếp nhận xử mọi dữ liệu, chương trình máy chủ của kLaserCutterController được xây dựng trên môi trường NodeJS và sử dụng ngôn ngữ Javascript làm ngôn ngữ chính và chủ yếu trong việc xây dựng máy chủ.

    Mục đích của bài viết này là cung cấp cho các bạn toàn bộ API các sự kiện và thư viện xử lý được dùng trong quá trình hệ thống hoạt động.

  • Thư viện GRBL là thư viện nguồn mở có hiệu năng hoạt động cao, nó là giải pháp thay thế cho việc sử dụng cổng parallel-port-based được dùng phổ biến trong các máy phay CNC. Thư viện GRBL có thể hoạt động trên hầu hết các board mạch Arduino Classic hiện nay (Arduino  UNO, Nano, Pro mini, mini,...). Bạn chỉ cần một mạch Arduino có bộ nhớ lưu trửr 30KB trở lên là có thể làm một máy CNC hoạt động được ngay.

  • Thư viện này đóng vai trò vô cùng quan trọng nếu bạn làm một chú robot! Nó cung cấp cho bạn một phương thức cực kỳ đơn giản để giao tiếp với Servo của bạn. Thư viện Servo được thêm sẵn vào trong bộ chương trình Arduino IDE nên bạn không cần phải tải thêm. Hãy xem các ví dụ ở mục bên để nắm cách sử dụng nhé!

  • Nếu bạn muốn lưu một chuỗi nào đó, bạn có thể sử dụng kiểu string (mảng ký tự) hoặc sử dụng đối tượng String được giới thiệu ngày hôm nay. Vậy đối tương String này có gì hay hơn kiểu string kia? Với object String bạn có thể làm nhiều việc hơn, chẳng hạn như cộng chuỗi, tìm kiếm chuỗi, xóa chuỗi,.... Tuy nhiên, bạn cũng sẽ tốn nhiều bộ nhớ hơn, nhưng ngược lại bạn sẽ có nhiều hàm hỗ trợ cho việc xử lý chuỗi của mình!

     

  • Trên một số loại vi điều khiển đều có một bộ nhớ trong (giống như một ổ cứng nhỏ xíu) gọi là EEPROM, nó sẽ được lưu giữ với thời gian và không bị mất đi nếu vi điều khiển được reset, hay mất điện (nhưng khi upload code mới thì sẽ bị mất, tuy nhiên chúng ta vẫn có thể chỉnh để EEPROM không bị mất khi upload code mới, sẽ có bài viết về vấn đề này cho các bạn lập trình Arduino "cao tay"). Trên mạch Arduino, các vi điều khiển đều có một bộ nhớ EEPROM của riêng mình.

  • Thư viện Serial được dùng trong việc giao tiếp giữa các board mạch với nhau (hoặc board mạch với máy tính hoặc với các thiết bị khác). Tất cả các mạch Arduino đều có ít nhất 1 cổng Serial (hay còn được gọi là UART hoặc USART). Giao tiếp Serial được thực hiện qua 2 cổng digital 0 (RX) và 1 (TX) hoặc qua cổng USB tới máy tính. Vì vậy, nếu bạn đang sử dụng các hàm của thư viện Serial này, bạn không thể sử dụng các chân digital 0 và digital 1 để làm việc khác được!