millis()

Giới thiệu

millis() có nhiệm vụ trả về một số - là thời gian (tính theo mili giây) kể từ lúc mạch Arduino bắt đầu chương trình của bạn. Nó sẽ tràn số và quay số 0 (sau đó tiếp tục tăng) sau 50 ngày.

Tham số

không

Trả về

một số nguyên kiểu unsigned long là thời gian kể từ lúc thương trình Arduino được khởi động

Ví dụ

unsigned long time;

void setup(){
  Serial.begin(9600);
}
void loop(){
  Serial.print("Time: ");
  time = millis();
  // in ra thời gian kể từ lúc chương trình được bắt đầu 
  Serial.println(time);
  // đợi 1 giây trước khi tiếp tục in
  delay(1000);
}

Lưu ý quan trọng:

Các hàm về thời gian trong Arduino gồm millis() và micros() sẽ bị tràn số sau 1 thời gian sử dụng. Với hàm millis() là khoảng 50 ngày. Tuy nhiên, do là kiểu số nguyên không âm (unsigned long) nên ta dễ dàng khắc phục điều này bằng cách sử dụng hình thức ép kiểu.

unsigned long time;
byte ledPin = 10;
void setup()
{
    // khởi tạo giá trị biến time là giá trị hiện tại
    // của hàm millis();
    time = millis();
    pinMode(ledPin, OUTPUT);
    digitalWrite(ledPin, LOW);
}

void loop() 
{
    // Lưu ý các dấu ngoặc khi ép kiểu
    // đoạn chương trình này có nghĩa là sau mỗi 1000 mili giây
    // đèn Led ở chân số 10 sẽ thay đổi trạng thái
    if ( (unsigned long) (millis() - time) > 1000)
    {
    
        // Thay đổi trạng thái đèn led
        if (digitalRead(ledPin) == LOW)
        {
            digitalWrite(ledPin, HIGH);
        } else {
            digitalWrite(ledPin, LOW);
        }
        
        // cập nhật lại biến time
        time = millis();
    }
}

Thông thường, nếu ta có 2 số A, B và B lớn hơn A ( B > A) thì phép trừ thu được A-B là một số âm. Nhưng khi ép kiểu unsigned long là kiểu số nguyên dương, không có số âm nên giá trị trả về là 1 số nguyên dương lớn.

Ví dụ: kết quả của phép trừ:

unsigned long ex = (unsigned long) (0 - 1); 

là 4294967295, con số này chính là giá trị lớn nhất của kiểu số unsigned long. Giống như bạn đạp xe 1 vòng và quay về vạch xuất phát vậy.

Reference Tags: 
lên
18 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Lưu các biến CHỈ ĐỌC với PROGMEM

Trong bài Tiết kiệm RAM trong Arduino?, chúng ta đã biết cách lưu chuỗi hằng vào bộ nhớ FLASH thay cho việc lưu hết bọn chúng vào RAM. Như vậy, một hằng chuỗi có thể được lưu vào bộ nhớ FLASH thay vì lưu vào RAM. Vậy, câu hỏi đặt ra là, những biến hằng khác (hằng số, hẳng mảng, hẳng số thực) có thể được lưu vào FLASH thay vì vào RAM hay không?

Trong thực tế, các biến hằng (trừ hằng chuỗi) hầu hết chỉ tốn vài chục byte để lưu trữ nên RAM, nên chúng ta cũng chưa gặp vấn đề gì trong việc lưu trữ hằng số hay hằng mảng cả. Nhưng thỉnh thoảng, có những lúc, ta phải tìm cách lưu trữ chúng ở một nơi khác, ví dụ Bài 12: Phát nhạc bằng Arduino với một cái loa hoặc buzzer.

Chần chừ gì nữa, biết muốn phám khá khả năng của Arduino - hay không?

lên
8 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Làm hiệu ứng LED nhấp nháy rượt đuổi nhau đơn giản với 5 LED

Nhằm mang đến một ví dụ vui về các đèn LED, mình đã viết bài này. Hi vọng, các newbie cảm thấy thích thú với những gì Arduino làm được và cùng chúng tớ phát triển Arduino. Đây là một ví dụ cực kì dễ vì vậy đừng ngại gì mà không lắp thử, bạn nhé!

lên
14 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.