Phạm vi biến

Giới thiệu

Ngôn ngữ Arduino được xây dựng trên ngôn ngữ lập trình C. Các biến của Arduino, cũng như C, có một phạm trù được gọi là phạm vi biến. Điều này trái ngược với ngôn ngữ BASIC, ở ngôn ngữ BASIC này, mọi biến đều là biến toàn cục.

Một biến toàn cục có nghĩa là, tất cả mọi nơi trong chương trình có thể đọc được và thay đổi dữ liệu của nó mà không cần sử dụng biện pháp hỗ trợ nào. Còn biến cục bộ thì chỉ cỏ có hàm khai báo nó (hoặc các hàm con của hàm đó) có thể thấy và thay đổi được giá trị. Ví dụ, mọi biến nằm ngoài các hàm (như setup() hay loop()) là biến toàn cục, còn nằm bên trong các hàm là biến cục bộ của hàm đó.

Khi chương trình của bạn dần trở nên lớn hơn (về kích thước file lập trình) hoặc phức tạp hơn thì bạn nên dùng các biến cục để trong các hàm để dễ dàng quản lý (thay cho việc khai báo hết toàn bộ là biến toàn cục). Biến cục bộ rất có ích trong việc này vì chỉ có mỗi hàm khai báo nó (và các hàm con) mới sử dụng được nó. Điều này sẽ ngăn chặn các lỗi về logic sẽ xảy ra nếu một hàm thay đổi giá trị của một hàm khác. Ngoài ra, sau khi đoạn chương trình con kết thúc, các biến cục bộ sẽ được tự động giải phóng khỏi bộ nhớ, chương trình chính sẽ có thêm vùng nhớ cho việc xử lý.

Biến cục độ khá hữu ích cho việc khai báo biến của vòng lặp vì chỉ có vòng lặp mới dùng được nó.

Ví dụ

int gPWMval;  // mọi hàm đều có thể thao tác với biến này

void setup()
{
  // ...
}

void loop()
{
  int i;    //  biến "i" chỉ có thể được thao tác bên trong hàm loop()
  float f;  // biến "f" chỉ có thể được thao tác bên trong hàm loop()
  // ...

  for (int j = 0; j <100; j++){
     //biến "j" chỉ có thể được thao tác bên trong vòng lặp này
  }

}

 

lên
3 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Nhà sáng tạo trẻ với Intel Galileo, bạn có dám thử thách mình với Intel Galileo

Là một người có sở thích tìm hiểu về mạch điện tử và mong muốn tự động hóa cuộc sống, ắc hẳn bạn đã từng nghe nói về những board mạch nhúng vi điều khiển như Intel Galileo, hay Raspberry Pi. Vào thời điểm hiện tại, Intel Galileo chỉ mới được ra đời được hơn 2 năm, nên các tài liệu và dự án liên quan đến board mạch này còn chưa nhiều như Raspberry Pi được. Đồng thời, các bạn học sinh và sinh viên Việt Nam đã được tự tay vọc board mạch Intel Galileo ở những cuộc thi mang tầm Quốc gia. Như vậy, với chính sách phát triển và đưa board mạch Intel Galileo vào việc tìm hiểu và nghiên cứu trong cộng trẻ Việt Nam, đây là một cơ hội rất tốt để những mầm xanh của đất nước được khám phá và tiếp cận việc thực hành những gì mình học một các thú vị.

lên
4 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Nói xin chào với mạch C.H.I.P Pro

Vừa rồi mình nhận được một board C.H.I.P Pro từ anh monsieurvechai. Hôm nay là chủ nhật nên mình quyết định lấy bé C.H.I.P Pro ra để thử nghiệm với board này. Chúc mọi người có những dự án sáng tạo và chuyên nghiệp với board này. Board này có thể sản xuất hàng loạt tự động như mấy con vi điều khiển để lắp vô mạch đó. Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn nạp hệ điều hành con này.

lên
9 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.