setup() và loop()

Giới thiệu

Những lệnh trong setup() sẽ được chạy khi chương trình của bạn khởi động. Bạn có thể sử dụng nó để khai báo giá trị của biến, khai báo thư viện, thiết lập các thông số,…

Sau khi setup() chạy xong, những lệnh trong loop() được chạy. Chúng sẽ lặp đi lặp lại liên tục cho tới khi nào bạn ngắt nguồn của board Arduino mới thôi.

Bất cứ khi nào bạn nhất nút Reset, chương trình của bạn sẽ trở về lại trạng thái như khi Arduino mới được cấp nguồn.

Quá trình này có thể được miêu tả như sơ đồ dưới đây

Ví dụ

int led = 13;
void setup() {                
  pinMode(led, OUTPUT);     
}

void loop() {
  digitalWrite(led, HIGH);  
  delay(1000);            
  digitalWrite(led, LOW);
  delay(1000); 
}

Giải thích

Khi bạn cấp nguồn cho Arduino, lệnh “pinMode(led, OUTPUT);” sẽ được chạy 1 lần để khai báo.

Sau khi chạy xong lệnh ở setup(), lệnh ở loop() sẽ được chạy và được lặp đi lặp lại liên tục, tạo thành một chuỗi:

digitalWrite(led, HIGH); 
delay(1000);            
digitalWrite(led, LOW);
delay(1000);
digitalWrite(led, HIGH); 
delay(1000);           
digitalWrite(led, LOW);
delay(1000);
digitalWrite(led, HIGH); 
delay(1000);           
digitalWrite(led, LOW);
delay(1000);
……

 

Reference Tags: 
lên
107 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

lowByte()

lowByte() là hàm trả về byte cuối cùng (8 bit cuối cùng) của một chuỗi các bit. Một số nguyên bất kì cũng được xem như là một chuỗi các bit, vì bất kì số nguyên nào cũng có thể biểu diễn ở hệ nhị phân dưới dạng các bit "0" và "1".

lên
1 thành viên đã công nhận bài viết này hữu ích!

Bài 3: Xác định trạng thái của một nút nhấn (button)

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách xác định trạng thái của một nút nhấn (nhấn / thả), mô tả cách sử dụng một công cụ giao tiếp giữa Arduino với máy tính (cũng như với mạch Arduino khác) để xem trạng thái nút nhấn vừa đọc được.

lên
59 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.