sizeof()

Giới thiệu

Hàm sizeof() có nhiệm vụ trả về số byte bộ nhớ của một biến, hoặc là trả về tổng số byte bộ nhớ của một mảng array.

Cú pháp

sizeof(variable) 

Tham số

variable: mọi kiểu dữ liệu hoặc mọi biến (thuộc bất cứ kiểu dữ liệu nào) hoặc một mảng.

Ví dụ

Hàm sizeof() tỏ ra rất hiệu quả trong việc kiểm tra độ dài chuỗi, nhưng bạn cần lưu ý cho về ký tự "cần cân" của Arduino. Sau đây là một ví dụ về việc đọc từng giá trị của một chuỗi cho trước. Để thấy được hiệu quả chương trình bạn hãy thử thay chuỗi trong ví dụ bằng một chuỗi khác xem.

char myStr[] = "this is a test";
int i;

void setup(){
  Serial.begin(9600);
}

void loop() {
  for (i = 0; i < sizeof(myStr) - 1; i++){
    Serial.print(i, DEC);
    Serial.print(" = ");
    Serial.write(myStr[i]);
    Serial.println();
  }
  delay(5000); // làm chậm chương trình để bạn thấy được chương trình này muốn nói lên điều gì
}

Lưu ý

Vì hàm sizeof sẽ trả về số byte bộ nhớ của một biến hay một mảng nào đó, vì vậy nếu bạn muốn ĐẾM Số phần tử của một mảng số nguyên có kiểu dữ liệu > 1 byte (như là: int, word, float,...) thì bạn cần chia số bộ nhớ của mảng cho số bộ nhớ của kiểu dữ liệu của mảng đó. Ví dụ một mảng có kiểu int.

for (i = 0; i < (sizeof(myInts)/sizeof(int)) - 1; i++) {
  // hàm làm gì đó với biến myInts[i]
}

 

Reference Tags: 
lên
12 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Cách đọc dữ liệu từ quang trở và xây dựng cảm biến ánh sáng

Quang trở là một loại "vật liệu" điện tử rất hay gặp và được sử dụng trong những mạch cảm biến ánh sáng. Có thể hiểu một cách dễ dàng rằng, quang trở là một loại ĐIỆN TRỞ có điện trở thay đổi theo cường độ ánh sáng. Nếu đặt ở môi trường có ít ánh sáng, có bóng râm hoặc tối thì điện trở của quang trở sẽ tăng cao còn nếu đặt ở ngoài nắng, hoặc nơi có ánh sáng thì điện trở sẽ giảm. Qua bài viết này, ta sẽ học đươc cách xây dựng một cảm biến ánh sáng sử dụng quang trở dựa trên nguyên lý hoạt động lý thú của nó!

lên
33 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Nhà sáng tạo trẻ với Intel Galileo, bạn có dám thử thách mình với Intel Galileo

Là một người có sở thích tìm hiểu về mạch điện tử và mong muốn tự động hóa cuộc sống, ắc hẳn bạn đã từng nghe nói về những board mạch nhúng vi điều khiển như Intel Galileo, hay Raspberry Pi. Vào thời điểm hiện tại, Intel Galileo chỉ mới được ra đời được hơn 2 năm, nên các tài liệu và dự án liên quan đến board mạch này còn chưa nhiều như Raspberry Pi được. Đồng thời, các bạn học sinh và sinh viên Việt Nam đã được tự tay vọc board mạch Intel Galileo ở những cuộc thi mang tầm Quốc gia. Như vậy, với chính sách phát triển và đưa board mạch Intel Galileo vào việc tìm hiểu và nghiên cứu trong cộng trẻ Việt Nam, đây là một cơ hội rất tốt để những mầm xanh của đất nước được khám phá và tiếp cận việc thực hành những gì mình học một các thú vị.

lên
4 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.