tone()

Giới thiệu

Hàm này sẽ tạo ra một sóng vuông ở tần số được định trước (chỉ nửa chu kỳ) tại một pin digital bất kỳ (analog vẫn được). Thời hạn của quá trình tạo ra sóng âm có thể được định trước hoặc nó sẽ phát ra âm thanh liên tục cho đến khi Arduino IDE chạy hàm noTone(). Chân digital đó cần được kết nối tới một buzzer hoặc một loa để có thể phát được âm thanh.

Lưu ý rằng, chỉ có thể sử dụng duy nhất mộ hàm tone() trong cùng một thời điểm. Nếu hàm tone() đang chạy trên một pin nào đó, bây giờ bạn lại tone() thêm một lần nữa thì hàm tone() sau sẽ không có hiệu lực. Nếu bạn tone() lên pin đang được tone() thì hàm tone() sau sẽ thay đổi tần số sóng của pin đó.

Trên mạch Arduino Mega, sử dụng hàm tone() thì sẽ can thiệp đến đầu ra PWM tại các chân digital 3 và digital 11.

Hàm tone() sẽ không thể phát ra âm thanh có tần số < 31 Hz. Để biết têm về kĩ thuật này, hãy xem trang này.

Chú ý: Nếu bạn muốn chơi nhiều cao độ khác nhau trên nhiều pin. Thì trước khi chơi trên một pin khác thì bạn phải noTone() trên pin đang được sử dụng.

Cú pháp

tone(pin, frequency)
tone(pin, frequency, duration) 

Tham số

pin: cổng digial / analog mà bạn muốn chơi nhạc (nói cách khác là pin được kết nối tới loa)

frequency: tần số của sóng vuông (sóng âm) - unsigned int

duration: thời gian phát nhạc, đơn vị là mili giây (tùy chọn) - unsigned long

Trả về

không

Ví dụ

Bài 12: Phát nhạc bằng Arduino với một cái loa hoặc buzzer

Reference Tags: 
lên
2 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Đèn LED

Đèn LED còn có tên gọi là điốt phát quang. Trong phạm vi bài viết hôm nay, mình chỉ xin giới thiệu về các loại LED thường gặp trong điện tử và cách sử dụng chúng. Theo mình nghĩ, chúng ta không cần phải nghiên cứu "cách làm một chiếc đèn LED", vì đơn giản, nó rất khó devil!

lên
48 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Điều khiển NHIỀU NÚT BẤM chỉ với một chân của Arduino

Qua quá trình làm việc với Arduino, mình thấy có một giải pháp rất hay về việc sử dụng button với Arduino. Đó là chỉ cần sử dụng một chân analog với các nút nhấn và các điện trở có trị số khác nhau, ta có thể làm ra một bàn phím. Qua bài viết này, mình xin chia sẻ thư viện mình mới viết cho vấn đề này.

lên
14 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.