tone()

Giới thiệu

Hàm này sẽ tạo ra một sóng vuông ở tần số được định trước (chỉ nửa chu kỳ) tại một pin digital bất kỳ (analog vẫn được). Thời hạn của quá trình tạo ra sóng âm có thể được định trước hoặc nó sẽ phát ra âm thanh liên tục cho đến khi Arduino IDE chạy hàm noTone(). Chân digital đó cần được kết nối tới một buzzer hoặc một loa để có thể phát được âm thanh.

Lưu ý rằng, chỉ có thể sử dụng duy nhất mộ hàm tone() trong cùng một thời điểm. Nếu hàm tone() đang chạy trên một pin nào đó, bây giờ bạn lại tone() thêm một lần nữa thì hàm tone() sau sẽ không có hiệu lực. Nếu bạn tone() lên pin đang được tone() thì hàm tone() sau sẽ thay đổi tần số sóng của pin đó.

Trên mạch Arduino Mega, sử dụng hàm tone() thì sẽ can thiệp đến đầu ra PWM tại các chân digital 3 và digital 11.

Hàm tone() sẽ không thể phát ra âm thanh có tần số < 31 Hz. Để biết têm về kĩ thuật này, hãy xem trang này.

Chú ý: Nếu bạn muốn chơi nhiều cao độ khác nhau trên nhiều pin. Thì trước khi chơi trên một pin khác thì bạn phải noTone() trên pin đang được sử dụng.

Cú pháp

tone(pin, frequency)
tone(pin, frequency, duration) 

Tham số

pin: cổng digial / analog mà bạn muốn chơi nhạc (nói cách khác là pin được kết nối tới loa)

frequency: tần số của sóng vuông (sóng âm) - unsigned int

duration: thời gian phát nhạc, đơn vị là mili giây (tùy chọn) - unsigned long

Trả về

không

Ví dụ

Bài 12: Phát nhạc bằng Arduino với một cái loa hoặc buzzer

Reference Tags: 
lên
2 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Làm đèn nhấp nháy trên xe cảnh sát

Đây là một ví dụ về sự sáng tạo cực kỳ đơn giản với Arduino và LED. Qua bài viết này, tôi muốn chia sẻ cho các bạn rằng, chúng ta chỉ cần biết một ít kiến thức về Arduino là có thể làm được những ứng dụng độc đáo ngay. Cụ thể, là bạn chỉ cần đọc qua bài Bài 2: Cách làm đèn LED nhấp nháy theo yêu cầu là có thể làm được ví dụ trong bài viết này rồi. Khá là hay đấy nhé!

lên
9 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

MJPG Streamer vs Intel Galileo - Truyền hình ảnh từ webcam trong mạng LAN với Intel Galileo

Vấn đề truyền hình ảnh từ webcam trong mạng LAN không phải là một vấn đề mới trong việc lập trình nhúng. Ví dụ như trên Raspberry Pi, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng MJPG Streamer để làm được việc này. Tuy nhiên, khác với Raspberry Pi, Intel Galieo không đơn giản như vậy, bởi vì chưa có một bài viết hoàn chỉnh chỉ về vấn đề này trên cộng đồng Intel Galileo thế giới. Vì vậy, mình muốn đóng góp một phần nhỏ để các bạn có thể làm được điều này trên con Intel Galileo của mình (không phân biệt Intel Galileo Gen 1 hay Intel Galileo Gen 2 nhé).

lên
3 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.