Tự làm bộ led nháy theo nhạc không cần IC chuyên dùng

Xin chào các bạn, từ thí nghiệm này mình đã nghiên cứu và tạo ra một bộ led nháy theo nhạc khá thú vị, mặc dù không được chuẩn như mấy con IC chuyên làm led nghe nhạc cheeky, nhưng mong rằng các bạn sẽ thấy thích nó :). Ta cùng bắt tay vào làm thôi. À bạn nào chưa xem bài thí nghiệm thì xem lại để hiểu mình đang làm cái gì nha.

Chuẩn bị

  • Arduino bất kì (Mình dùng con Pro Micro)
  • 1 jack đực cắm loa loại 3.5mm
  • Led với số lượng, màu sắc tùy ý
  • Số điện trở tương ứng với số led loại khoảng 220 ôm => 1k5 ôm
  • Dây nối
  • Thêm breadboard hoặc board đồng loại có nhiều lỗ ý (Chẳng biết gọi tên thế nào :D) để sắp xếp cố định các led
  • Những bản nhạc tuyệt vời.

Ráp phần cứng

Nối jack cắm loa như mình đã chỉ ở bài Thí nghiệm, xem lại bài ấy để hiểu nha

Sơ đồ mạch điện, ở đây mình dùng 8 led màu và vị trí như hình:

À sơ đồ này thiếu cái jack cắm loa nha, cực âm jack nối GND, chân tín hiệu jack nối A2.

Nguyên lí hoạt động

Như mình đã giải thích ở bài Thí nghiệm trước, khi bật nhạc, sóng âm thanh sẽ tạo ra các mức điện áp mà chân A2 sẽ có nhiệm vụ đọc. Khi đọc được mức điện áp ấy mình sẽ so sánh và phân loại âm thanh ấy thuộc chế độ led nào và cho phát chế độ ấy. Mình thấy rằng nhạc càng lên cao trào thì số đo chân A2 càng cao nên MÌNH SẼ CHO LED SÁNG CÀNG NHIỀU KHI SỐ ĐO CÀNG CAO. Đồng thời mình cũng có cho tinh chỉnh thời gian chờ để thấy mode led cho thích hợp.

Code lập trình

Code đây nạp luôn cho nó nóng :D. Bạn có thể tinh chỉnh thông số trong hàm mode và cảm nhận để sao cho chuẩn nhất. Tất nhiên là mình đã tinh chỉnh rồi :D

int pin[]={2,3,4,5,6,7,8,9}; //Do-Xanhla-Xanhduong-Vang-Vang-Xanhduong-Xanhla-Do
int jack=A2;
int data;
int ledStatus;
int v=50;
void setup() {
  for(int i=0;i<8;i++)
  {
    pinMode(pin[i],OUTPUT);
    digitalWrite(pin[i],1);
  }
  delay(500);
  for (int i=0;i<8;i++)
  {
    digitalWrite(pin[i],0);
  }
}
void loop() {
  data=analogRead(jack);
  mode(data);
  led(ledStatus);
  delay(v);
}
void mode(int d)
{
  if(d==0){ledStatus=0;}
  if(d<15&&d>0){ledStatus=1;v=90;}
  if(d>=15&&d<40){ledStatus=2;v=60;}
  if(d>=40&&d<70){ledStatus=3;v=50;}
  if(d>=70&&d<100){ledStatus=4;v=40;}
  if(d>=100&&d<130){ledStatus=5;v=20;}
  if(d>=200){ledStatus=6;v=20;}
}
void led(byte s)
{
  switch (s)
  {
    case 0:
    for(int i=0;i<8;i++)
    {
      digitalWrite(pin[i],0);
    }
    break;
    case 1:
    digitalWrite(pin[2],1);
    digitalWrite(pin[3],1);
    digitalWrite(pin[5],1);
    digitalWrite(pin[0],0);
    digitalWrite(pin[1],0);
    digitalWrite(pin[4],0);
    digitalWrite(pin[6],0);
    digitalWrite(pin[7],0);
    break;
    case 2:
    digitalWrite(pin[2],0);
    digitalWrite(pin[3],0);
    digitalWrite(pin[5],0);
    digitalWrite(pin[0],0);
    digitalWrite(pin[1],1);
    digitalWrite(pin[4],1);
    digitalWrite(pin[6],1);
    digitalWrite(pin[7],0);
    break;
    case 3:
    digitalWrite(pin[2],1);
    digitalWrite(pin[3],0);
    digitalWrite(pin[5],1);
    digitalWrite(pin[0],1);
    digitalWrite(pin[1],0);
    digitalWrite(pin[4],0);
    digitalWrite(pin[6],0);
    digitalWrite(pin[7],1);
    break;
    case 4:
    digitalWrite(pin[2],0);
    digitalWrite(pin[3],0);
    digitalWrite(pin[5],0);
    digitalWrite(pin[0],1);
    digitalWrite(pin[1],1);
    digitalWrite(pin[4],0);
    digitalWrite(pin[6],1);
    digitalWrite(pin[7],1);
    break;
    case 5:
    digitalWrite(pin[2],0);
    digitalWrite(pin[3],1);
    digitalWrite(pin[5],0);
    digitalWrite(pin[0],1);
    digitalWrite(pin[1],0);
    digitalWrite(pin[4],1);
    digitalWrite(pin[6],0);
    digitalWrite(pin[7],1);
    break;
    case 6:
    for(int i=0;i<8;i++)
    {
      digitalWrite(pin[i],1);
    }
    break;
  }
}

Thành quả

Ok, cắm jack vào máy tính, bật nguồn cho arduino và mở nhạc lên để thưởng thức đi nào !

Như vậy là ta vừa tìm hiểu xong cách làm bộ led nháy theo nhạc khá thú vị rồi đó, nếu như các bạn cũng thấy thú vị thì cho mình cái Rate Note nha :)), cảm ơn. Chúc các bạn thành công.

À những hình ảnh bên dưới và avatar bài chỉ mang tính minh họa thôi nha, do điện thoại mình cùi bắp không chụp rõ được, nên lấy ảnh trên mạng :D (Xem video là biết), sorry.

Đây là video demo, khá là mờ, các bạn thông cảm :((

Youtube: 
Những hình ảnh về dự án: 
Bài viết truyền cảm hứng: 
lên
21 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Bộ điều khiển PID - ứng dụng phần 2 - xe dò line dùng thuật toán PID

Tiép nối bài viết về xe dò line cảm ơn Đỗ Hữu Toàn đã viết hộ mình phần 4. hôm nay mình sẽ làm cho chiếc xe dò line đi mượt và có hồn hơn 

lên
34 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Giới thiệu về bộ Gear Box Tamiya 70168 2 Motor

Chào mọi người! Mấy bữa nay bận quá không có thời gian viết bài, hôm nay rãnh rỗi nên viết bài này cho mọi người cùng đọc hihi :)). Qua bài viết Giới thiệu về các loại hộp số (bộ giảm tốc) chúng ta thường dùng khi làm xe mô hình với Arduino, các bạn đã biết đôi chút về bộ giảm tốc này rồi. Đặc biệt tác giả của bài viết cũng đã thiết kế riêng cho hộp số này 1 cái đế để gắn cho cái bánh xe vàng. Vì vậy hôm nay mình sẽ giới thiệu nó một cách chi tiết cho các bạn xem.

lên
14 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Lập trình Arduino không cần viết code - Phần 12: Tạo hàm điều khiển motor

Đây là phần 12 của chuỗi bài viết "Lập trình Arduino không cần viết code"

- Xem lại phần 11 tại đây

Ở phần 9 mình đã hướng dẫn cách điều khiển motor với module L298, đồng thời ở phần trước mình cũng đã hướng dẫn cách tạo một hàm riêng. Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn tạo hàm điều khiển motor cho module L298. Vào luôn!

 

lên
9 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.