raspberry pi

Lập trình nhúng trên Raspberry Pi bằng ngôn ngữ Javascript trong môi trường NodeJS - chìa khóa thành công

Với kinh nghiệm của một hardcore developer, đã từng dùng nhiều ngôn ngữ lập trình như C++, python, bash, js,... trên Raspberry Pi. Mình nhận thấy, Javascript trên NodeJS là một trong những ngôn ngữ lập trình "làm việc tốt nhất" trên Raspberry Pi. Vì sao? Vì đơn giản, nó chạy trong môi trường NodeJS mà NodeJS là một hệ sinh thái với hệ thống thư viện mở lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, nó không dễ tiếp cận như Python, Ruby. Vì vậy, bạn cần lườm trước mọi thứ trước khi dấn thân vào Javascript. Tuy nhiên, lợi ích của bạn khi biết Javascript đó là có thể lập trình MỌI NỀN TẢNG từ những board mạch nhỏ nhất như (Raspberry Pi, Intel Galileo, Arduino Yún,...) cho đến môi trường Web.

lên
11 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Kết nối mạng cho Raspberry Pi từ máy tính laptop

Yeah, mình thấy bạn raspi rất tích cực phát triển nhánh Raspberry Pi trên Cộng đồng Arduino Việt Nam nên hôm nay xin đóng góp một phần công sức nhỏ để giúp nhánh này ngày càng hoàn thiện hơn. Các bạn sẽ biết được cách kết nối Internet (để cài đặt các gói, để debug, để code, để vào Internet...) từ máy tính laptop của bạn. Thật là chuyên nghiệp phải không nào. Mỗi lần muốn code thì không cần có router, không cần usb tll. Cứ dây LAN gắn vô máy tính là ok ngay!

lên
12 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Cài đặt Raspbian trên Raspberry PI - KHÔNG CẦN MÀN HÌNH và KHÔNG CẦN BIẾT ĐỊA CHỈ IP

Nếu đã chọn theo hướng một nhà phát triển Raspberry Pi, thì tôi nghĩ, bạn buộc phải dùng Raspbian vì hệ điều hành mà nó dựa trên là Debian, mà Debian trong thế giới Linux lại vô cùng lớn và rất nhiều tài liệu phong phú. Còn đối với các hệ điều hành khác thì cũng khá nhiều tài liệu, nhưng các loạt bài viết của mình, mình sẽ hướng dẫn và xem như các bạn đã cài Raspbian. Vì vậy, hãy sử dụng Raspbian cho cậu Raspberry Pi của mình nhé.
Ở bài viết trước về việc cài Raspbian, mình đã trình bày về việc phải biết địa chỉ IP mới cài được Raspbian. Nhưng hôm nay, mình đã tìm ra cách không cần biết địa chỉ IP luôn. Cảm ơn @ksp đã giúp mình một phương pháp hay.

lên
10 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Cài đặt Raspbian trên Raspberry PI - Hệ điều hành dành cho developer dựa trên nền Debian - Cài Raspbian không cần màn hình LCD

Nếu đã chọn theo hướng một nhà phát triển Raspberry Pi, thì tôi nghĩ, bạn buộc phải dùng Raspbian vì hệ điều hành mà nó dựa trên là Debian, mà Debian trong thế giới Linux lại vô cùng lớn và rất nhiều tài liệu phong phú. Còn đối với các hệ điều hành khác thì cũng khá nhiều tài liệu, nhưng các loạt bài viết của mình, mình sẽ hướng dẫn và xem như các bạn đã cài Raspbian. Vì vậy, hãy sử dụng Raspbian cho cậu Raspberry Pi của mình nhé.

lên
15 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Trình mô phỏng Raspberry Pi trên Windows với QEMU

Một máy ảo là cách tốt nhất để thử nghiệm một hệ điều hành hoàn chỉnh khác trong hệ điều hành mà chúng ta đang sử dụng, mà không có bất kỳ rủi ro nào hoặc phải chịu sự bất tiện vì phải cài đặt dual-boot làm gì cả. Tuy nhiên, nếu chúng ta muốn thử Raspbian, VirtualBox hay VMware không thể mô phỏng với các bộ xử lý ARM. Thay vào đó, hãy tạo ra một trình mô phỏng Raspberry Pi trên Windows với QEMU.

lên
4 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

So sánh giữa Intel Galileo và Raspberry Pi

Intel Galileo và Raspberry Pi (RPi) là 2 bo mạch chủ yếu dành cho đối tượng người dùng DIY (Do It Yourself) – tức là những người muốn tự tay làm các sản phẩm sáng tạo cho mình. Ở đây, chúng ta sẽ xét 2 phiên bản là Intel Galileo (thế hệ 1) và Raspberry Pi (bản B).

lên
9 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Đăng kí nhận RSS - raspberry pi