Giới thiệu cà phê gấu trúc LattePanda - Máy tính nhúng chạy Windows10 đầu tiên

Mô tả dự án: 

Thử tưởng tượng một ngày nào đó bạn cầm trên tay một bo mạch có kích thước bằng Raspberry Pi nhưng chạy Windows 10, có  Arduino với chip ATmega Leonardo, 4 nhân 1.8GHz, 4GB RAM, 64GB bộ nhớ, USB 3.0. Bạn không nằm mơ đâu! Chỉ có điều bo mạch này giá gấp 4 lần Raspberry Pi: 149 Mỹ cành.

Giới thiệu

LattePanda là một dự án gây quỹ đám đông thành công trên Kickstarter với tổng số quỹ kêu gọi được hơn nửa triệu Mỹ cành. Điều gì khiến Latte Panda thành công? Đơn giản là vì đây là máy tính nhúng đầu tiên chạy Windows 10 nổi bật giữa rừng máy tính nhúng ARM Linux và Android. LattePanda được ship với hệ điều hành Win10 cài sẵn vào bộ nhớ flash và người mua sẽ không tốn thời giờ cài đặt hệ điều hành như các máy tính nhúng khác. Chạy được Win10 đồng nghĩa với việc bạn có thể tải các ứng dụng quen dùng mà không gặp bất kỳ vấn đề gì (như Skype chẳng hạn, một điều hết sức khó khăn trên Raspberry Pi). Ngoài ra các chân GPIO của ATmega chip trên LattePanda cũng được tích hợp vào một hệ thống, khiến cho việc dùng cáp USB để nạp code trở thành dĩ vãng với LattePanda, rất thích hợp với thời buổi Internet của Vạn Vật.

Bạn có thể chọn LattePanda với 2 cấu hình cơ bản là 2GB/32GB hoặc 4GB/64GB với Windows 10 cài sẵn. Ngoài ra bạn cũng có thể trả thêm để mua phiên bản Win10 Pro. 

So sánh với Raspberry Pi

Về mặt kích thước vật lý thì LattePanda lớn hơn Raspberry Pi 1 tí, nhưng cấu hình thì lại ăn đứt Raspberry Pi

LattePanda dành cho ai?

  • Các bạn muốn xử lý mạnh mẽ nhưng ngại tìm tòi Linux và command line. Việc tích hợp chip Lenonardo cũng là 1 lợi thế vì bạn có thể lập trình trên mây cho Arduino của mình.
  • Các bạn muốn tận dụng kho apps bao la của Microsoft. Vì thị trường của Windows rất lớn nên bạn luôn tìm được ứng dụng bạn muốn mà không phải lo lập trình hoặc dùng phiên bản đang thử nghiệm.
  • Các bạn muốn 1 bo mạch nhỏ gọn thay thế laptop.
  • Con nhà có điều kiện! 1 combo Pi + Arduino vẫn có giá rẻ hơn rất nhiều.

LattePanda hem dành cho ai?

  • Con nhà không có điều kiện! Câu hỏi đặt ra là với dự án của mình, bạn có thực sự dùng hết tài nguyên khủng của LattePanda không?
  • Các bạn thích chơi game hoặc photoshop. Đây vẫn không phải là máy tính để bàn.
  • Các bạn thích nguồn mở vọc vạch. Windows nổi tiếng về vấn đề này. Và OS cũng được gán dính vào BIOS nên nếu bạn lỡ cục gạch bo mạch thì cài đặt lại cũng là một vấn đề nan giải
  • Các bạn dị ứng với Windows.

Kết luận

Sự ra đời của dòng máy tính nhúng X86 chạy Windows nhấn mạnh tầm quan trọng của Arduino và Raspberry trong xu thế công nghệ Internet của Vạn Vật. Arduino và Raspberry Pi không chỉ còn giới hạn trong giới developer thích táy máy Linux nữa mà đang được tích hợp rộng rãi cho giới tiêu dùng vốn dĩ đã quá quen thuộc với nền tảng Windows từ nhũng năm một-ngàn-chín-trăm-hồi-đó đến nay. Ta không nên đánh giá LattePanda như là một combo Pi+Arduino đắt tiền. Trái lại, công bằng mà nói, LattePanda thực ra là một (bo) laptop giá rẻ thu nhỏ có gắn thêm chip Leonardo. Đây cũng là một ví dụ điển hình cho định luật Moore: kích thước/giá thành/ số lượng transitor của một sản phẩm vi tính sẽ giảm/tăng khoảng gắp đôi sau mỗi 2 năm. Nếu đặt LattePanda cạnh một cái laptop bạn mua cách đây 5 năm thì ta sẽ có nhiều so sánh rất thú vị và ngạc nhiên.

Về chiến lược kinh doanh thì LattePanda cũng mở ra hướng đi mới cho thị trường máy tính nhúng ARM đã khá bão hòa và nhàm chán bởi sự thành công của Raspberry Pi. Mặt khác, nếu so sánh với dòng Arduino Intel như Edison hay Galileo thi LattePanda phiên bản 2GB/32GB vẫn là một sự lựa chọn rất tâm lý người tiêu dùng. LattePanda khó rơi vào tình trạng xếp xó phủ bụi khi không làm nhiệm vụ IoT vì bạn vẫn có thể dùng nó như 1 máy tính thông thường, ai cũng có thế sử dụng được. Cuộc đua đã bắt đầu và hiện nay đang có 1 dự án kickstarter cho 1 bo 2.56GHz 8GB RAM và có chip Curie cho các dự án IoT. Ta hãy đợi xem nha!

lên
9 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

(Phòng chống) Nghệ thuật hắc ám với ESP8266 - Phần 4: Thủ khoa đại học có khó?

Trong bài đầu tiên tui đã hướng dẫn các bạn hack kỳ thi quốc gia với module ESP8266. Dĩ nhiên là không ai cho các bạn cầm theo điện thoại vào phòng thi để mà các bạn mở lên tìm beacon đáp án. Tuy nhiên không ai cấm các bạn mang máy tính casio vào phòng thi cả. Bài này tui sẽ hướng dẫn các bạn gắn wifi vào chiếc máy tính casio huyền thoại để nhận phao thi từ bất kỳ nơi nào trên thế giới. Lưu ý là các bạn nên chế cháo có trách nhiệm, chớ nên kinh doanh buôn bán thành quả nếu các bạn không muốn cục tình báo C2 gõ cửa hỏi thăm. 

lên
9 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 

"Đi học dzìa" - Kiểm tra người dùng có đang ở nhà hay không?

Thử tưởng tượng papa/mama/anh/chị/em của bạn vừa bước vào nhà thì TV sẽ tự động chào đón bằng bài "Đi học về". Bài này chỉ thực hiện được nếu nhà bạn có wifi và papa/mama/anh/chị/em có smartphone hay laptop kết nối tự động với wifi trong nhà. Hãy cùng làm nha!

lên
14 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.