Raspberry Pi Thiên Lý Nhãn (Phần 5): Tìm số điện thoại ông trùm Tổ Chức Áo Đen với Raspberry Pi và webcam

Mô tả dự án: 

Trong cộng đồng chắc cũng không ít các bạn mê truyện thám tử lừng danh Conan. Trong chương 434, Conan tình cờ nghe được Vermouth liên lạc với ông trùm tổ chức áo đen qua điện thoại di động. Chắc là do ả sát thủ này không biết đến Raspberry Pi nên không biết rằng âm thanh phát ra từ bàn phím điện thoại di động có thể bị dùng để giải mã các thông tin quan trọng. Bài này tui sẽ demo cho các bạn hack lấy số điện thoại dựa vào âm thanh bàn phím với Raspberry Pi và webcam.

Nguyên lý

Tham khảo từ wikipedia. Âm thanh của bàn phím điện thoại được tạo bởi nguyên lý lưỡng sắc - đa tầng (Dual-tone Multi-frequency). Khi bạn bấm 1 phím trên điện thoại thì loa ngoài sẽ phát ra âm thanh với 2 tần số riêng biệt dựa vào bảng sau:

Ví dụ như khi bạn bấm phím 1 thì màng loa sẽ rung với tần số 1209 và 697Hz:

Khi bạn bấm nhiều phím thì sóng âm thu được từ webcam sẽ có dạng như sau: (Tui bấm 6 phím)

Như các bạn thấy, chỉ cần thu lại được âm thanh thì việc nhận diện được khi nào điện thoại được bấm là rất dễ dàng. Lật ngược lại vấn đề, để truy tìm số điện thoại, ta chỉ cần chọn dữ liệu nằm trong ô chữ nhật màu xanh dương và dùng biến đổi Fourier để tìm được tần số nằm trong đồ thị điều hoà đó và tra bảng, thế là xong.

Code thoai

Đầu tiên các bạn phải tải module pyaudio:

sudo apt-get install python-pyaudio

Sau đó cắm webcam vào cổng USB và chép đoạn code sau từ github của tui.

Lưu lại với tập tin là DTMF.py.

Sau đó mở terminal và chạy module python

python DTMF.py

Các bạn lấy điện thoại ra và bấm thử vài phím:

Khi có âm thanh không thuộc các tần số quy định thì Python trả kết quả là "None". 

Chúc các bạn sớm tìm được ông trùm!

lên
15 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

"Đi học dzìa": Phần 2 - Sử dụng PIR để kiểm tra người về nhà

Đây là phần 2 của tutorial "Đi học dzìa" giúp các bạn làm quen với Pizero và Python. Hôm qua có bạn hỏi tui: "Nếu hem có wifi, dùng 3G hoặc là đạo chích KID 1412 thì sao?" Với các ca khó đỡ này thì ta sẽ dùng cảm biến hồng ngoại PIR nha.

lên
13 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Lập trình GPIO Raspberry Pi trên iPad - Phần 1: Giới thiệu chi tiết về Blynk

Trong bài “Arduino hậu tiền chế” tui có giới thiệu sơ qua về Blynk. Do thời gian và không gian bài viết trước có hạn nên tui không thể viết chi tiết được. Bài này tui sẽ giới thiệu sâu hơn về apps bá đạo này.

lên
7 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: