Arduino thâm cung bí sử - Thuở hồng hoang

Mô tả dự án: 

Rất ít người biết rằng đã từng tồn tại 2 công ty Arduino tranh giành thị trường, càng ít ít người biết hơn vì sao Arduino tại sao ra đời ở nước Ý. Tuy nhiên thâm cung bí sử của Arduino chưa dừng lại đây. Bạn có biết tại sao Arduino IDE lại dùng java? Bạn có biết rằng các prototype của arduino sử dụng ARM hay chip dán ATmega128 trước khi quay sang ATmega8 để giảm giá không? Cùng đọc tiếp để hiểu thêm về thời hoang sơ của công ty này nha!

Lược dịch và tham khảo từ github của Barragán.

2003 - bắt đầu từ một đề án tốt nghiệp thạc sỹ

Năm 2003, có 1 anh sinh viên nước Columbia tên là Barragán thực hiện đồ án tốt nghiệp dưới sự hướng dẫn của 2 người thầy tại Viện Thiết Kế Tương Tác Ivrea (IDII) ở Ý:

  • Massimo Banzi: người sau này được xem là nhà sáng lập Arduino. Ông cũng là người mở fablab đầu tiên ở Ý.
  • Casey Reas: người đóng góp lớn trong ngôn ngữ Processing. Đây là lí do tại sao cho đến hiện nay Arduino và Processing vẫn còn nhiều điểm tương đồng, từ IDE cho đến cấu trúc lệnh. Ngay cả "sketch" cũng là từ Processing mà ra.

Mục tiêu của đề án tốt nghiệp rất đơn giản: Làm thế nào để các nghệ sỹ và nhà thiết kế làm việc dễ dàng hơn với các ứng dụng điện tử, lược bỏ các chi tiết không cần thiết để họ tập trung vào mục tiêu sáng tạo nghệ thuật của mình. Đề án được thực hiện thành công và anh chàng Barragán là người duy nhất đoạt loại ưu duy nhất của năm. Năm 2005, Arduino ra đời. 

Prototype 1: Parallax Javelin Stamp

Sự lựa chọn cho prototype đầu tiên rất đơn giản: Parallax Javenlin Stamp sử dụng ngôn ngữ java vốn có sẵn trên Processing. Tuy nhiên nhược điểm của board này là nó sử dụng công nghệ "đóng". Các nghệ sỹ vốn có tài chính eo hẹp nên Barragán muốn một công cụ mã nguồn mở, đặt nền tảng OpenSource cho các thế hệ Arduino sau này.

Prototype 2: ARM-based AT91R40008

Prototype 2 sử dụng chip ARM. Các sketch lúc này tập trung vào việc điều khiển các pin, và câu lệnh pinWrite() ông nội của digitalWrite() ra đời từ prototype này. Tuy nhiên core ARM và các API lại quá phức tạp với người mới bắt đầu sử dụng. Barragán quyết định tinh lược với dòng chip AVR.

Prototype 3: BDMICRO MAVRIC-II

Prototype thứ 3 sử dụng chip ATmega128 đã quá quen thuộc với cộng đồng Arduino hiện nay. Tại thời điểm này thì cổng RS232 đã không còn được ưa chuộng, thay vào đó là FTDI. Đến tháng 3 năm 2004 thì Barragán thiết kế riêng board dùng Atmega128 và chính thức đặt tên là Wiring.

Sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, Barragán quay về lại Columbia nhưng vẫn tiếp tục làm việc và cải thiện board Wiring. Vào mùa thu 2004, board Wiring được sử dụng trong việc giảng dạy ở IDII.

Sự thành công vang dội này khiến Barragán tự tin, và đặt thêm 200 board Wiring. Đến tháng 5 năm 2005 thì Wiring đã có tầm lan rộng khá lớn, mặc dù giá 1 board Wiring thời đó khoảng 60 USD.

Trò đi đường trò, thầy đi đường thầy

Song song với Barragán, Massimo Banzi tiếp tục công việc giảng dạy của mình, và mời thêm Gianluca Martino, nhà sản xuất bo mạch Ivrea vào cộng tác với mình. Team này chế tạo một prototype khác để giảm giá cho Wiring. Gianluca Martino cũng là người khơi mào cho chuyện Arduino tách ra thành 2 công ty năm 2009.

Để giảm giá thì Massimo Banzi dùng cổng RS232 để khỏi phải thêm mua thêm chip FTDI, và dĩ nhiên là chip ATmega8 được sử dụng.Các bạn thấy chữ Wiring Lite chứ? Lúc này Arduino vẫn chưa ra đời, mà chỉ là một phiên bản giảm giá của Wiring thôi. Tuy nhiên nhìn cũng rất giống "Mạch lập trình đầu tiên" mà ksp đã viết.

Kể từ đó Arduino ra đời, và Massimo Banzi tách source code của Wiring để viết riêng Arduino IDE.

Kết luận

Theo như các bạn thấy thì rõ ràng Wiring thất bại là vì 3 lí do:

  • Thiên thời: Wiring đi trước thời đại khá xa. Cấu hình của Wiring là tương đương với 1 board UNO vào thời điểm này (2017), nghĩa là đi trước đến hơn 10 năm. Trong khi đó, Arduino ban đầu thì cấu hình yếu hơn nhưng lại quan tâm đến giá cả khiến nó hợp túi tiền với nhiều người hơn. Đôi khi hàng mạnh chưa chắc đã chiếm lĩnh được thị trường.
  • Địa lợi: Barragán phát triển sản phẩm của mình ở Columbia, 1 đất nước còn nghèo. Trong khi đó Massimo là ở nước Ý vốn đã giàu có và nằm trong thị trường Châu Âu nên có nhiều khách hàng và cơ hội.
  • Nhân hòa: Barragán chỉ là một anh nghiên cứu sinh quèn với mong muốn đưa mã nguồn mở đến những ai cần, trong khi Massimo Banzi có tuổi và kinh nghiệm hơn nên đã có nhiều mưu mẹo để đưa Arduino ra thị trường. Hơn nữa anh hoạt động khá độc lập, trong khi Massimo lại có 1 team hỗ trợ mình. Sự thiếu chiến lược kinh doanh khiến Wiring không thể cất cánh, mà chỉ vĩnh viễn được nhớ đến như là 1 tiền thân của Arduino. 
lên
21 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Bộ điều khiển PID - ứng dụng phần 2 - xe dò line dùng thuật toán PID

Tiép nối bài viết về xe dò line cảm ơn Đỗ Hữu Toàn đã viết hộ mình phần 4. hôm nay mình sẽ làm cho chiếc xe dò line đi mượt và có hồn hơn 

lên
34 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Giới thiệu về công ty ARM

Nếu các bạn dùng Raspberry Pi thì sẽ không lạ gì với chip ARM, một dòng chip điện tử đối lập với Intel. Bài này sẽ không là về khía cạnh kỹ thuật của ARM vì tui không đủ nội công. (các bạn có thể tham khảo thêm ở đây: http://arduino.vn/bai-viet/1073-lich-su-phat-trien-cua-vi-dieu-khien-va-vi-xu-li). Thay vào đó tui viết bài đây để mọi người hiểu rõ hơn về lịch sử và chiến lược của công ty này. 

lên
10 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 

Hãy nhái theo phong cách của bạn - Giới thiệu các sản phẩm ăn theo Raspberry Pi

Như trong bài Thâm Cung bí sử Raspberry Pi tui có nói về việc Raspberry Foundation bảo vệ nồi cơm của mình một cách hoang tưởng đến mức nào. Việc mua chip linh kiện về để lắp ráp thành một board chạy Raspbian là chưa thể thực hiện được. Tuy nhiên, việc mua 1 chip ARM về để làm 1 máy chạy các hệ điều hành Linux khác (và cả Android) là điều dễ dàng không ai cấm. Hiện nay các máy tính nhúng đã tràn ngập thị trường và này tui sẽ giới thiệu các "Pi Tàu" đơn giản là chúng đều có gắn tên Pi kèm một loại trái cây nào đó.

lên
11 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: