Một vài hacker phần cứng nổi tiếng và các trò bá đạo của họ

Mô tả dự án: 

Hacker là gì? Định nghĩa đơn giản là những người khai thác "lỗi hệ thống" để thực hiện mục đích của họ. Sự ra đời của Arduino và Raspberry pi đã làm nở rộ một thế hệ hardware hacker - những người sử dụng phần cứng để hack và làm các trò không tưởng. Bài này tui sẽ giới thiệu 3 hacker khá nổi tiếng và các trò bá đạo của họ.

 

CNLohr - thánh ESP8266

Bạn nghĩ ESP8266 chỉ giới hạn với các ứng dụng Internet của Vạn Vật? Ngay từ những ngày đầu tiên khi ESP8266 còn là cái tên xa lạ (2014) CNLohr đã thử nghiệm khoảng cách phát sóng của ESP8266 với 1 cái anten đĩa và thu được sóng lên đến 4.25km!

Tuy nhiên, CNLohr được nhớ đến như là người đầu tiên sử dụng Software Defined Radio để truyền thị hình ảnh không dây lên TV. Thử tưởng tượng bạn đang xem TV trên kênh 3 bỗng nhiên sóng TV của bạn bị đè bởi một mớ hình ảnh hỗn độn.

 

Và cũng giống như Vechai tui, CNLohr cũng có nhiều dự án Neopixel ESP8266. Các bạn có thể tham khảo github của anh ý ở đây.

Samy Kamkar - Có khóa vẫn mất và có mất vẫn khóa

Samy là người chỉ ra các lỗi bảo mật của các hệ thống không dây, từ hệ thống mở của gara, bàn phím không dây cho đến chìa khóa mở khóa xe hơi.

Tuy nhiên, trò bá đạo nhất của Samy là biến Pizero thành công cụ mở cửa sau (backdoor) đến hệ thống wifi của nhà bạn. Thử tưởng tượng bạn khóa màn hình laptop đi ăn trưa, Samy lẻn vào và cắm Pizero vào cổng USB của bạn. 5 phút sau các cookies và thông tin trên webbrowser của bạn sẽ được chuyển đến server của anh ta. Nguy hiểm hơn nữa là backdoor này là vĩnh viễn: nó vẫn tồn tại trên máy bạn cho dù Pizero bị rút ra khỏi cổng USB. Anh ta nói cách phòng chống duy nhất là trám xi măng các cổng USB trên máy tính của bạn.

Các bạn có thể tham khảo thêm ở github của anh ý.

Dimitry Grinberg - 8 bit là đủ

Sinh ra ở Nga và hiện là kỹ sư ở Google. Dimitry nổi tiếng với các hack trên nền tảng 8bit, từ chuyện giả lập ARM M0 trên chip ATTiny85, đến điều khiển 8x8 led ma trận với ATmega328p, hoặc chơi MP3 từ SD card với PIC12F1840.

Trò bá đạo nhất của Dimitry là chạy hệ điều hành Linux trên chip AVR 8bit (ATmega1284p), sử dụng 1 cây RAM cũ cho bộ nhớ và card SD làm đĩa hệ thống. Dĩ nhiên là bạn phải kiên nhẫn vì chiếc máy tính Linux này tốn khoảng 6 tiếng đồng hồ để boot đến login screen.wink

 

Các bạn có thể tham khảo các dự án của Dimitry ở đây.

lên
29 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

"Fiat Lux - Hãy có ánh sáng": (Phần 4) Đồng hồ Arduino với neopixel WS2812

3 bài trước các bạn đã làm quen nhấp nháy với module neopixel WS2812 roài hen. Nhưng mà mỗi 1 bóng hoài cũng cũng chán nên lần này chúng ta chơi tới bến ứng dụng 24 bóng luôn nha!

lên
21 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 

Trí thông mình nhân tạo với Watson IBM và Raspberry Pi (Phần 1): Nhận dạng ngôn ngữ và tâm trạng

Bài trước tui đã hướng dẫn các bạn làm một khóa "thông minh" diện khuôn mặt với Raspberry Pi. Vì tài nguyên của Pi có hạn nên một phần công việc (cụ thể là phần training) phải được đảm nhận bởi một hệ thống khác là máy tính cá nhân của bạn. Đây cũng là xu thế của các sản phầm phần cứng trí thông minh nhân tạo trong tương lai: các phần cứng vật lý được kết nối với đám mây/ siêu máy tính để giải các thuật toán thông minh, nhường tài nguyên để robot thao tác với môi trường ngoại vi. Để làm hiểu rõ vấn đề này hơn tui sẽ hướng dẫn các bạn trong bài này xây dựng một hệ thống nhận diện giọng nói và đoán xem tâm trạng của người nói đang hỷ nộ ái ố ra sao. 

lên
11 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.