Giới thiệu về thạch anh

Xin chào các bạn! Hôm nay mình sẽ giới thiệu với các bạn một linh kiện điện tử cũng khá quan trọng trong mạch arduino. Đó là thạch anh. Nhân tiện, nếu được thì một hôm nào đó mình sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng thạch anh luôn nha. Giờ thì vào đề luôn.

Thạch anh là gì?

Thạch anh được gọi là băng tinh, không tan thành nước, trông trong suốt như pha lê, có một đặc tính đáng chú ý: Nó bao giờ cũng mát lạnh khi ta cầm lên tay. Bởi vậy từ xưa, để kiểm tra xem là đồ thật hay đồ giả, thợ kim hoàn thường áp nó vào má xem có lạnh không.

Vậy nó làm cái quái gì ở điện tử?

Câu trả lời là nó được sử dụng để làm thạch anh điện tử Thạch anh điện tử là một linh kiện làm bằng tinh thể đá thạch anh được mài phẳng và chính xác. Linh kiện thạch anh làm việc dựa trên hiệu ứng áp điện. Hiệu ứng này có tính thuận nghịch. Khi áp một điện áp vào 2 mặt của thạch anh, nó sẽ bị biến dạng. Ngược lại, khi tạo sức ép vào 2 bề mặt đó, nó sẽ phát ra điện áp.

Lịch sử của nó

Những tinh thể thạch anh đầu tiên được sử dụng bởi chúng có tính chất “áp điện”, có nghĩa là chúng chuyển các dao động cơ khí thành điện áp và ngược lại, chuyển các dao động cơ khí thành các xung điện áp. Tính chất áp điện này được Jacques Curie phát hiện năm 1880 và từ đó chúng được sử dụng vào trong các mạch điện tử do tích chất hữu ích này.Một đặc tính quan trọng của tinh thể thạch anh là nếu tác động bằng các dạng cơ học đến chúng (âm thanh, sóng nước...) vào tinh thể thạch anh thì chúng sẽ tạo ra một điện áp dao động có tần số tương đương với mức độ tác động vào chúng, do đó chúng được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực. Chẳng hạn kiểm soát những sự rung động trong các động cơ xe hơi để kiểm soát sự hoạt động của chúng.

Lần đầu tiên Walter G. Cady ứng dụng thạch anh vào một bộ kiểm soát dao động điẹn tử vào năm 1921. Ông công bố kết quả vào năm 1922 và đến năm 1927 thì Warren A. Marrison đã ứng dụng tinh thể thạch anh vào điều khiển sự hoạt động của các đồng hồ.

Nguyên lí hoạt động

Như vậy nếu ta đặt một điện áp xoay chiều vào thì nó sẽ biến dạng theo tần số của điện áp đó. Khi thay đổi đến một tần số nào đó, thì nó sẽ cộng hưởng.Mạch tương đương của nó gồm một L và một C nối tiếp với nhau. Cả cụm ấy song song với một C khác và một R cách điện. Tần số cộng hưởng của Thạch anh tùy thuộc vào hình dáng và kích thước của nó. Mỗi tinh thể thạch anh có 2 tần số cộng hưởng: tần số cộng hưởng nối tiếp, và tần số cộng hưởng song song. Hai tần số này khá gần nhau và có trị số khá bền vững, hầu như rất ít bị ảnh hưởng bởi các điều kiện môi trường bên ngoài. Ngoài ra, hệ số phẩm chất của mạch cộng hưởng rất lớn, nên tổn hao rất thấp.

Ứng dụng của thạch anh

Mạch Dao động Thạch anh

Cho ra tần số rất ổn định, sử dụng rất nhiều trong các đồng hồ điện tử (như đồng hồ đeo tay, đồng hồ để bàn...), trong các thiết bị đo lường điện tử (tạo xung chuẩn), trong mạch đồng bộ màu của TV, VCR, trong các thiết bị tin học (máy vi tính, các thiết bị nối với máy vi tính), trong các nhạc cụ điện tử như Piano điện, organ...

Mạch lọc tích cực dùng Thạch anh

Sử dụng nhiều trong các mạch khuếch đại trung tần của các máy thu thông tin liên lạc, TV, Radio...Ngày nay, mọi máy tính dù hiện đại nhất cũng vẫn sử dụng các bộ dao động tinh thể để kiểm soát các bus, xung nhịp xử lý (Trên các mạch arduino cũng có con thạch anh, chắc chức năng là đây).

lên
33 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Trình mô phỏng Raspberry Pi trên Linux với QEMU

Hiện nay việc sở hữu một board mạch Raspberry Pi đã không là quá khó đối với mọi người. Thế nhưng đôi khi bạn cần phải giả lập hệ thống của Raspberry Pi trên máy tính (linux) của bạn bởi những lý do sau:

  • Bạn cần dev và test cho một software trước khi chạy trên board
  • Bạn cần một môi trường giả lập để làm quen trước khi sắm cho mình một board thực sự
  • Bạn cần test tương tác giữa nhiều hệ thống

Nội dung bài viết này sẽ hướng dẫn cách cài đặt hệ thống giả lập Raspberry Pi trên máy tính linux

lên
4 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

State Machine Với Arduino

   Xin chào các bạn! Hôm nay mình sẽ giới thiệu với các bạn một cách lập trình, quản lý code khá thú vị và mới lạ, đó chính là State Machine hay trạng thái máy. Đây là một cách thức lập trình cũng được sử dụng khá nhiều cho các hệ thống, phần mềm, máy móc trong thực tế. Dưới đây, mình chỉ viết những gì mình biết và tìm hiểu được nên có gì sai sót, mong các bạn đã biết về state machine hãy góp ý cho mình bên dưới phần comment để bài viết hoàn thiện hơn. Bắt đầu thôi!

lên
10 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

[Khám phá thế giới IoT với bSmart] Bài 3 - Sử dụng GPS với SIM7600

    Xin chào các bạn, tiếp tục seri bài viết “Khám phá thế giới IoT với bSmart”.  Định vị GPS cũng là một nhu cầu không thể thiếu trong thế giới IoT nhằm giúp theo dõi các loại xe di chuyển trên đường, hay theo dõi vị trí của các trang thiết bị quan trọng, giá trị trong quá trình vận chuyển,… Chính vì vậy, hôm nay, mình sẽ giúp các bạn tiếp tục khai thác sức mạnh của kit bSmart với định vị GPS được tích hợp sẵn cùng với module SIM7600.

lên
6 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.