Shortcut03 - Điều khiển Servo từ xa thông qua Button - INPUT_PULLUP

Đây là loạt bài vắn tắt chia sẻ kinh nghiệm giúp các bạn có thể sử dụng các mudule cũng như tiếp cận code một cách ngắn gọn và dễ hiểu hơn smiley

Mục đích bài viết: Hướng dẫn điều khiển một Servo trong các dự án robot từ xa thông qua module NRF24 bằng button (sử dụng INPUT_PULLUPcool

Bài này cho phép bạn thay đổi góc của 1 servo từ xa nhờ 2 button, nhấn giữ để tăng giảm góc một cách dễ dàng devil

Công cụ

  1. Arduino: 2 mạch (bất kì).
  2. Moulde NRF24L01 (truyền/nhận).
  3. Servo bất kì 
  4. Button x2
  5. Dây nốitest board.

Lắp mạch

Mạch gửi

Mạch nhận

Chương trình

Mạch gửi

#include <SPI.h>
#include "RF24.h"
 
const uint64_t pipe = 0xE8E8F0F0E1LL; // địa chỉ để phát
RF24 radio(9,10); //thay 10 thành 53 với mega
int msg[3]; // tạo mảng int lưu giá trị nhận được (không dùng byte nhé vì max byte chỉ 256 giá trị trong khi giá trị truyền analog max 1024 giá trị 
int button1 = A0;
int button2 = A1;
int valpos = 0; // tạo giá trị biến đếm góc ban đầu là 0
 
 void setup(){ 
  radio.begin();                     
  radio.setAutoAck(1);               
  radio.setRetries(1,1);             
  radio.setDataRate(RF24_1MBPS);    // Tốc độ truyền
  radio.setPALevel(RF24_PA_MAX);      // Dung lượng tối đa
  radio.setChannel(10);               // Đặt kênh
  radio.openWritingPipe(pipe);        // mở kênh
  pinMode (button1, INPUT_PULLUP); // INPUT_PULLUP chân button1
  pinMode (button2, INPUT_PULLUP); // INPUT_PULLUP chân button2
  Serial.begin(9600); // mở cổng Serial tiện debug
} 
 
void loop(){
  int buttonstt1 = digitalRead(button1); // đọc trạng thái button 1
  int buttonstt2 = digitalRead(button2); // đọc trạng thái button 2
    if (buttonstt1 == LOW && buttonstt2 == HIGH){  // nếu button1 đã nhấn và button2 chưa nhấn (chỉ đúng khi 1 trong 2 button được nhấn)
      valpos ++; // tăng giá trị biến góc
         if (valpos > 180) // nếu giá trị biến đếm góc lớn hơn 180 thì chặn trên
            valpos = 180;
    }else if (buttonstt2 == LOW && buttonstt1 == HIGH){  // nếu button2 đã nhấn và button1 chưa nhấn (chỉ đúng khi 1 trong 2 button được nhấn) 
       valpos --; // giảm giá trị biến góc
         if (valpos < 0) // nếu giá trị biến đếm góc bé hơn 0 thì chặn dưới
            valpos = 0;
    }
    
  msg[0] = valpos; // gán mảng bằng giá trị đọc được
  radio.write(&msg, sizeof(msg)); // bắt đầu truyền dữ liệu
  Serial.println(*msg); // kiểm tra lệnh gửi hoặc có thể truyền vào msg[0]
  delay(50); // đợi 50ms gửi lần sau
}
 

Mạch nhận

#include "RF24.h"
 #include <Servo.h>      // Thư viện điều khiển servo
 
Servo myservo; // Khai báo đối tượng myservo dùng để điều khiển servo
const uint64_t pipe = 0xE8E8F0F0E1LL; // địa chỉ phát
RF24 radio(9,10);//thay 10 thành 53 với mega
byte msg[3]; // tạo mảng byte lưu giá trị nhận được 

 
void setup(){
  Serial.begin(9600);
  radio.begin();                     
  radio.setAutoAck(1);              
  radio.setDataRate(RF24_1MBPS);    // Tốc độ dữ liệu
  radio.setChannel(10);               // Đặt kênh
  radio.openReadingPipe(1,pipe);     
  radio.startListening();    
  myservo.attach(A0); // cài đặt chân A0 điều khiển servo        

}
 
void loop(){
  if (radio.available()){
    while (radio.available()){
      radio.read(&msg, sizeof(msg));
      int servoPos = msg[0]; // tạo biến servoPos bằng giá trị mảng nhận được
      myservo.write(servoPos);  // Cho servo quay một góc là servoPos độ
      Serial.println(servoPos); // kiểm tra góc tren Serial monitor
      delay(50); // đợi 50ms cho servo chuyển góc
     }
  }
}

Ở bài sau chúng ta sẽ thử sử dụng cảm biến gia tốc MPU6050 để điều khiển servo và một số thiết bị khác nhé cool

Những hình ảnh về dự án: 
Bài viết truyền cảm hứng: 
lên
11 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Chữa bệnh cho Arduino Nano khi bị cháy

Chắc hẳn các bạn khi làm các dự án với Ardunio đã từng sử dụng qua các board như Arduino Uno, Mega, Pro Mini hay Nano, các bạn thích một board mạch nhỏ gọn phù hợp thường chọn Ardunio Nano hơn vì nó tích hợp rất nhiều và vô cùng tiện lợi như con Uno R3. Nhưng một số vấn đề gặp phải ở board này là nó thường rất dễ bị cháy khi bị đoản mạch vì không có khả năng tự ngắt nguồn như Uno hay Pro Mini, bạn chỉ cắm nhầm dây một cái là nó sẽ về trời :) Đó là lý do tại sao nhiều bạn lại sợ và không còn giám sử dụng board mạch này.
Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cách "chữa bệnh" cho Arduino Nano khi không may bạn làm nó hỏng do nguồn :) bắt đầu thôi nào

lên
37 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Hướng dẫn sử dụng YOLO (You Only Look Once) - Nhận dạng hình ảnh vật thể với Raspberry Pi sử dụng YOLO

Hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn một cách nhận dạng hình ảnh mới nhất và đang hot hiện nay trên máy tính :)  đó chính là YOLO (You only look once) YOLO là một hệ thống phát hiện vật thể thời gian thực hiện đại nhất, bộ dữ liệu đa dạng cho phép chúng ta làm các dự án liên quan như: đếm số người trong một khu vực, nhận dạng đông vật nuôi, đếm số phương tiện giao thông...

 Ở bài này chúng ta sẽ chạy thử nghiệm nó trên Raspberry Pi cho các dự án nhận dạng ảnh đơn giản và không yêu cầu về mặt thời gian :) vì YOLO chủ yếu dùng cho các hệ thống máy tính mạnh, cấu hình cao . Hãy thử build nó lên Raspberry xem sao nhé ;)

lên
28 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.