Arduino lưỡng quốc diễn nghĩa - Hậu kỳ

Mô tả dự án: 

Đây là bài tiếp theo về cuộc đại chiến giữa hai công ty Arduino và ảnh hưởng của nó đến cục diện chung của cộng đồng IW.

Dẫn nhập

Bài trước tui đã viết tại sao có 2 trang Arduino.cc (America) và Arduino.org (Italy) roài hen. Chung quy cũng là do vấn đề hệ lụy tiền bạc của việc “Mở/Đóng”. Bài này tui sẽ đi sâu vào các tác động của việc này lên tương lai của thế giới microcontroller và cộng đồng IW Việt Nam nói riêng.

Arduino Yún: Đám mây chia ly đôi ngả

Như bài trước đã viết, chuyện rục rịch từ board Arduino Yún. Chữ “Yún” phiên âm Hán Việt là “vân”, có nghĩa là “mây”. Arduino Yún là board đầu tiên bạn có thể nạp code trên cloud qua wifi mà không cần cắm dây trực tiếp vào cổng USB của máy tính. Đây là một điều rất tuyệt vời, giải phóng Arduino khỏi hệ sinh thái prototyping và biến nó thành một công cụ IW thật sự. Bạn có thể gắn Yún trên tủ điện và ngồi toalét rung đùi bật tắt đèn ngoài sân. Tuy nhiên, nhận thấy tiềm năng của Yún rất lớn nên Arduino bắt đầu nghĩ đến chuyện đóng cửa để kiếm lợi. Hệ quả là cộng đồng ở Việt Nam chúng ta chưa thể sờ vào bản clone được.

Sau khi Arduino tách ra, chúng ta thấy có sự khác biệt giữa cách xử lý của 2 công ty với Yún:

Với .cc (America): board Yún được liệt vào danh sách “nghỉ hưu” (retired board), tuy nhiên lại có 1 shield mang tên Yún. Shield này có thể clone được, tuy nhiên giá vẫn còn cao. Đây là một bước chữa cháy của America, vì board Yún về thực chất đã thuộc về bản quyền của Ý, nhưng shield thì không, nên vẫn còn có thể vớt vát được với thị trường nước ngoài. Giữ đúng phương châm nguồn mở open souced của mình, trang .cc có đi kèm với tài liệu chi tiết về shield, và hiện nay đã có shield Tàu.

Với .org (Italy): board Yún vẫn được tiếp tục bán, kèm theo cả bản Mini. Gần đây Yún được lên đời Arduino TIAN (Thiên - Trời) với ARM, thể hiện rõ chiến lược của Arduino.org. Arduino TIAN có đến 2 processors, 1 để điều khiển chip wifi và 1 ARM để điều khiển Arduino

Đóng cửa: Đường ai nấy đi:

Với .cc (America) thì việc tách ra là một đòn rất nặng vì Arduino dẫu sao cũng không thể tách rời khỏi công nghệ chế tạo phần cứng. Do đó, hiện nay trang .cc có ít board mới hơn rất nhiều so với .org. Tuy nhiên, .cc có lợi thế là được ông trùm Intel chống lưng, và các board gần đây đều có xu hướng gắn chip Intel. Trớ trêu là Intel cũng không phải nguồn mở nên tương lai của .cc vẫn sẽ là nguồn đóng, và bị sự chi phối của đồng tiền tư bản.

.org thì được lợi thế là có sẵn nhà máy và nguồn liên hệ với các công ty sản xuất chip nên liên tục đưa ra các board mới. Các board này hưởng lợi từ công nghệ wifi nên đi trước với công nghệ IW, và trong tương lai việc sử dụng cáp USB để nạp sketch chỉ còn là quá khứ. Dĩ nhiên công nghệ wifi là phần đóng và rất khó để clone.

Việc này ảnh hưởng gì đến cộng đồng IW ở Việt Nam?

Bây giờ thì chưa, nhưng sau này sẽ rất lớn.

Rất may mắn  cho phong trào Arduino ở Việt Nam là chúng ta được thừa hưởng rất nhiều từ phong trào phần cứng nguồn mở tiên phong bởi Arduino. Nhờ việc công bố phần cứng linh mạch điện tử mà chúng ta đã có thể mua được các phiên bản clone Tàu giá rẻ để thực hiện đồ án của mình. Với phương châm “cứ Tàu mà bốc”, việc học prototyping điện tử đã trở nên dễ dàng và phù hợp với tình hình tài chính của một nước còn nghèo như Việt Nam. Tuy nhiên, thật không may là chúng ta phải dừng lại ở prototyping vì việc mua các board IW hòa nhập xu hướng thế giới như Yún, Galileo vẫn còn là một điều xa xỉ. Để dự án của mình thực sự là một dự án IW hòa mạng thì chúng ta còn phải đợi khá lâu, vì làm gì có Intel Tàu mà bốc. Có một phương án chữa cháy là gắn các module, shield hoặc chuyển sang dùng Raspberry Pi. Tuy nhiên, điều này tốn rất nhiều thời gian học hỏi, và rất khó để đạt được mức độ phổ thông đại chúng như thế hệ đàn anh UNO, MEGA đã làm. Dần dà chúng ta sẽ chuyển qua Pi với IW mà quên mất rằng Arduino có thể làm được điều tương tự từ lâu. Điều này thật đáng tiếc, phải không? broken heart

 

lên
19 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Ngôn ngữ Wolfram - Nhấp nháy LED với GPIO

Ta cũng có thể điều khiển nhấp nháy LED GPIO với ngôn ngữ Wolfram. Hãy xem cấu trúc câu lệnh của nó thế nào nhé!

lên
5 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 

Raspberry Pi Thiên Lý Nhãn (Phần 3): Khóa thông minh nhận dạng khuôn mặt với Raspberry Pi và OpenCV

Trong bài trước tui đã giới thiệu về việc nhận diện khuôn mặt với Raspberry Pi và webcam. Tuy nhiên bài chỉ dừng lại ở việc Raspberry Pi có thể nhận diện được khuôn mặt của bất kỳ ai đứng trước webcam mà thôi. Bài toán đặt ra là làm thế nào để Raspberry Pi nhận được khuôn mặt của chính bạn? Đây là một bài toán khó và thú vị. Khó là vì chúng ta cần thuật toán và khả năng xử lí hình ảnh mạnh. Thú vị là do ta có thể "chế cháo" kết hợp với các hệ thống bảo mật khác như vân tay, mật khẩu để tăng tính an ninh cho đề án của bạn. Vì độ phức tạp của đề án này nên tui sẽ chia ra làm 2 phần.

  • Phần đầu tiên là "phần mềm": chúng ta sẽ ghi lại khoảng 200 tấm hình webcam với khuôn mặt của bạn và huấn luyện máy tính với thuật toán chính diện (eigenfaces) của OpenCV. Do tài nguyên của Pi hạn hẹp nên bạn cần chạy phần này trên máy tính của mình. 
  • Phần tiếp theo là "phần cứng": ta nối Pi với relay và cho webcam chụp ảnh. Nếu Pi nhận diện được chính khuôn mặt của bạn thì sẽ kích relay.

Lưu ý là các bạn phải tải OpenCV về trên cả Pi và máy tính. Các bạn vào đây để download code và các tập tin cần thiết nữa: https://github.com/johnkimdinh/Facial-recognition-Raspberry-Pi-OpenCV

lên
3 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: