Áo yếm cho em - tự làm hộp dự án Arduino/Pi

Mô tả dự án: 

Bài trước (http://arduino.vn/bai-viet/1023-ao-yem-cho-em-cach-lam-hop-dung-case-tie...) tui đã hướng dẫn các bạn download case từ các trang thông dụng để bảo vệ mạch và tăng thêm tính chuyên nghiệp của dự án. Bài này tui sẽ đi xa hơn với việc thiết kế hộp theo kích thước tùy ý các bạn với inkscape và cắt laser.

Tải Inkscape

Inkscape là một phần mềm khá thông dụng để vẽ file cắt laser. Các bạn vào https://inkscape.org/en/download/ tải phần mềm về rồi cài đặt.

Tự thiết kế hộp

Các bạn vào trang http://boxdesigner.connectionlab.org/ và điền các tham số về chiếc hộp bạn muốn chế tạo:

  • Units: đơn vị. Các ban chọn mm để dễ làm việc với Inkscape.
  • Dimensions: Rộng x sâu x cao. Nên nhớ đây là chiều đo từ bên ngoài (đã bao gồm độ dày của vật liệu)
  • Material thickness: Cái này quan trọng đây. Bạn phải xem vật liệ bạn chọn dày bao nhiêu. Mica thường là 3mm. Gỗ ép thì 6mm

Sau đó các bạn bấm "Design It" thì trang web sẽ tự động vẽ 1 cái hộp cho bạn và download 1 tập tin pdf về máy bạn.

Chỉnh sửa với Inkscape

Các bạn vào Inkscape và load file pdf vừa tạo bằng cách nhấp File => Import (hoặc Ctrl + I cho gọn):

Sau đó các bạn bấm Ctrl + A => Right Click => Ungroup

Rê chuột và rồi bấm Delete xóa đi các dòng thông tin không cần thiết.

Cơ bản là bạn đã làm xong chiếc hộp. Giả sử bây giờ bạn muốn khoét lỗ cho 1 bóng LED 5mm thì làm thế nào? Bạn bấm vào hình tròn, sau đó tạo 1 vòng tròn (nhớ là giữ phím Ctrl, không thì sẽ ra hình elip).

Tạo hình tròn xong rồi các bạn bấm vào mũi tên (ô đỏ bên trái) để quay về màn hình chính. Khi bấm vào hình tròn, bạn sẽ thấy có các thông số về hình tròn vừa tạo (ô đỏ bên phải).

Sau đó các bạn chỉnh lại đơn vị là mm, và tham số W và H là 5:

Xong rồi đó. Các bạn có thể khoét nhiều lỗ hơn cho các cảm biến, dây nguồn nếu dự án yêu cầu. Cuối cùng là lưu file lại với dạng .dxf

Đem ra tiệm cắt laser

Cái này phải đem ra tiệm cắt laser biển quảng cáo cắt mới được, vì cần laser công suất lớn (từ 60W trở lên). Tiệm càng to thì máy càng xịn và giá càng rẻ. Đây là cái hộp tui đã làm theo phương án này. Chúc các bạn thành công! wink

lên
16 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Trí thông mình nhân tạo với Watson IBM và Raspberry Pi (Phần 1): Nhận dạng ngôn ngữ và tâm trạng

Bài trước tui đã hướng dẫn các bạn làm một khóa "thông minh" diện khuôn mặt với Raspberry Pi. Vì tài nguyên của Pi có hạn nên một phần công việc (cụ thể là phần training) phải được đảm nhận bởi một hệ thống khác là máy tính cá nhân của bạn. Đây cũng là xu thế của các sản phầm phần cứng trí thông minh nhân tạo trong tương lai: các phần cứng vật lý được kết nối với đám mây/ siêu máy tính để giải các thuật toán thông minh, nhường tài nguyên để robot thao tác với môi trường ngoại vi. Để làm hiểu rõ vấn đề này hơn tui sẽ hướng dẫn các bạn trong bài này xây dựng một hệ thống nhận diện giọng nói và đoán xem tâm trạng của người nói đang hỷ nộ ái ố ra sao. 

lên
11 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Giới thiệu Arduino MKRFOX1200

Gần đây chúng ta được chứng kiến sự đồng loạt "lên đời" của các board mang tên Zero (Orange Pi Zero IoT, Raspberry Pi Zero W) với sự tích hợp chuẩn giao tiếp không dây như Wifi, Bluetooth, GPRS. Và dĩ nhiên là Arduino cũng không thể đứng ngoài cuộc chơi sôi động này được. Đúng như dự đoán, sau ngày sinh nhật Arduino Day 2017, Arduino đã tung ra sản phẩm Arduino MKRFOX1200 hướng đến IoT. Theo như lời quảng cáo thì MKRFOX1200 có thể sử dụng 6 tháng liên tục chỉ với 1 cục pin AAA, do sử dụng chip SAMD21 tiêu thụ điện năng thấp như trên Arduino Zero và tích hợp thêm chuẩn Sigfox. Chúng ta cùng xem MKRFOX1200 này có gì đặc biệt nha!

lên
21 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: