Lồng tiếng robot cho Raspberry Pi

Mô tả dự án: 

Raspberry Pi là một board rất thích hợp cho các dự án robot thông minh. Ta có thể làm cho dự án của mình thêm sống động bằng cách phát ra các câu trả lời đơn giản. Bài này tui giới thiệu với các bạn 2 chương trình text-to-speech (chuyển chữ thành phiên âm) điều khiển bởi Python.

festival:

Đây là 1 chương trình khá đơn giản, và âm phát ra cũng rất đậm chất robot. Rất thích hợp để hù dọa thiên hạ. Để tải chương trình về, bạn vào terminal và gõ sudo apt-get install thần thánh:

sudo apt-get install festival

Sau khi cài xong rồi bạn chạy thử bằng cách gõ vào terminal:

echo "Hello master!" | festival --tts

Nếu bạn muốn chạy với Python thì sao? Chỉ cần import module os:

os.system('echo "Hello master!" |festival --tts')

espeak:

Đây là chương trình có nhiều tinh chỉnh hơn, có cả ngữ âm vùng miền Việt Nam (@_@). Rất thích hợp để các bạn mày mò. Tuy nhiên phát âm chưa chuẩn lắm, và robot của bạn rất dễ làm trò cười cho thiên hạ với cách phát âm của mình. Tải về vẫn bằng sudo apt-get install thần thánh:

sudo apt-get install espeak

Sau khi cài xong rồi bạn chạy thử bằng cách gõ vào terminal:

espeak -s 140 "Hello Master!"

Ở đây biến 140 là 140 từ 1 phút. Ta có thể chuyển giọng sang nam cao bồi Mỹ như sau:

espeak -ven-us+M -s175 "Hello Master!"

Để xem các giọng có sẵn, các bạn gõ:

espeak --voice

Đặc biệt các bạn có thể để espeak "tụng kinh" 1 quyển sách bằng cách:

espeak -f text_file_cua_ban.txt

Các bạn có thể vào http://espeak.sourceforge.net/commands.html để tham khảo thêm các trò hay ho nha. Chúc các bạn chế tạo robot thành công! wink

lên
15 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Raspberry Pi Thiên Lý Nhãn (Phần 1): Time-Lapse

Trong bài "Đi học thoai" (Phần 3) (http://arduino.vn/bai-viet/994-di-hoc-thoai-phan-3-time-lapse-cuoi-ngay-...) tui có hướng dẫn các bạn làm hiệu ứng time-lapse với Raspberry Pi camera. Tuy nhiên giá 1 module camera khá chát so với túi tiền sinh viên. Nếu bạn có 1 cái webcam không sử dụng đâu đó trong nhà thì vẫn có thể làm được, có điều là độ phân giải thấp hơn nhiều thôi. (đa phần webcam có độ phân giải khoảng 1MP trở xuống, trong khi Pi Camera có độ phân giải 5 đến 8 MP tùy phiên bản).

lên
12 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Giới thiệu bo mạch 5 giao tiếp không giây đầu tiên trên thế giới | FiPy

Bạn đang muốn thực hiện dự án Internet của Vạn Vật nhưng vẫn đang loay hoay chọn chuẩn giao tiếp không dây? Nên dùng bluetooth để tiết kiệm năng lượng? Nên dùng wifi để truy cập từ mọi nơi trên thế giới? Nên dùng GPRS để điều khiển khắp ở những nơi có sự hiện diện của ông chú Viettel? Nên dùng LoraWAN để truyền thông tin cách hàng chục km? Nên dùng Sigfox vừa xa vừa miễn phí? Bạn yêu thích ngôn ngữ Python đơn giản? Bài này tui sẽ giới thiệu về bo mạch sắp ra lò từ xứ sở hoa tulip xinh đẹp mang tên FiPy. Giá của bo là 33 eur nếu đặt trên Kickstarter và 40 eur nếu bạn mua sau khi dự án kết thúc.Bài viết thu thập thông tin từ Kickstarter.

lên
13 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: