Lập trình Arduino không cần viết code - Phần 5: Điều khiển led với nút nhấn kiểu 1

Đây là phần 5 của chuỗi bài viết "Lập trình Arduino không cần viết code"

- Xem lại phần 4 tại đây

Xin chào các bạn! Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách điều khiển led bằng một cái nút nhấn (Loại đàn hồi nha).

Mục tiêu: Hướng dẫn các bạn sử dụng nút nhấn(Button) bằng kiểu pin INPUT_PULLUP để điều khiển.

INPUT_PULLUP là gì?

Đây là một kiểu pin dùng trong hàm pinMode, dùng để đọc điện áp tại pin. Khi một pin được khai báo là kiểu này thì: nếu như pin này không được nối thì sẽ mang điện áp cao và khi nó được nối với một điện thế nào đó thì pin này sẽ mang điện thế đó (Nối với cực âm thì sẽ mang điện thế âm, nối cực dương thì mang điện thế dương).

Thực hành

Chuẩn bị

Lắp như sơ đồ sau, mình quên mắc điện trở cho led rùi, sorry,để đảm bảo an toàn bạn nên mắc nối tiếp điện trở từ 1K -> 10K ôm với nút nhấn.

Lập trình bằng mBlock

Nhớ chọn chế độ Arduino Mode nha. Sau đó lập trình theo sơ đồ sau (Không hiểu thì xem lại phần 3,4 nha)

Vì mBlock không có sẵn chế độ INPUT_PULLUP nên cần chỉnh code bằng tay một tí. Chọn Edit with Arduino IDE.

Trong hàm setup, tại dòng pinMode(7,INPUT), thay chữ INPUT thành INPUT_PULLUP.

Xong, up code (Up bằng arduino IDE nha, chứ không phải bằng mBlock).

Lập trình bằng Arduino IDE

Phần cứng thì như trên, phần code thì như dưới :))

void setup(){
    pinMode(8,INPUT_PULLUP);
    pinMode(7,OUTPUT);
}

void loop(){
    
    if(digitalRead(8)==0){
        digitalWrite(7,1);
    }else{
        digitalWrite(7,0);
    }
}

Xong, cho lên dĩa luôn.

Kết luận

Như vậy là chúng ta vừa tìm hiểu xong cách điều khiển led bằng nút nhấn với kiểu pin INPUT_PULLUP. Tuy nhiên nó có 1 điểm yếu đó là phải giữ thì mới sáng led. Ở những phần sau, mình sẽ hướng dẫn cách chỉ cần nhấn thả 1 lần là sáng và nhấn thả 1 lần nữa để tắt. Chúc các bạn thành công. Xin cảm ơn

lên
19 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

State Machine Với Arduino

   Xin chào các bạn! Hôm nay mình sẽ giới thiệu với các bạn một cách lập trình, quản lý code khá thú vị và mới lạ, đó chính là State Machine hay trạng thái máy. Đây là một cách thức lập trình cũng được sử dụng khá nhiều cho các hệ thống, phần mềm, máy móc trong thực tế. Dưới đây, mình chỉ viết những gì mình biết và tìm hiểu được nên có gì sai sót, mong các bạn đã biết về state machine hãy góp ý cho mình bên dưới phần comment để bài viết hoàn thiện hơn. Bắt đầu thôi!

lên
10 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

[Khám phá thế giới IoT với bSmart] Bài 2 - Theo dõi nhiệt độ, độ ẩm và tạo báo động

    Xin chào các bạn, tiếp tục seri bài viết “Khám phá thế giới IoT với bSmart”. Ngày hôm nay, mình cùng bạn sẽ cùng nhau ứng dụng IoT vào giải quyết một bài toán cơ bản của nông nghiệp thông minh. Đó là theo dõi nhiệt độ, độ ẩm ở một vị trí nào đó trong vườn, trong nông trại,…. đồng thời có thể tạo báo động cho người dùng khi nhiệt độ, độ ẩm vượt ngưỡng cho phép.

lên
2 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.