Lập trình Arduino không cần viết code - Phần 7: Cảm biến mưa

Đây là phần 7 của chuỗi bài viết "Lập trình Arduino không cần viết code"

- Xem lại phần 6 tại đây

Xin chào mọi người, hôm nay chúng ta sẽ làm quen với cảm biến và cụ thể hơn là ở bài này chính là cảm biến mưa. Vào luôn nha.

Mục tiêu: Gới thiệu cảm biến mưa và thư viện Serial của mBlock

Cảm biến là gì

Cảm biến là thiết bị điện tử cảm nhận những trạng thái hay quá trình vật lý hay hóa học ở môi trường cần khảo sát, và biến đổi thành tín hiệu điện để thu thập thông tin về trạng thái hay quá trình đó. Gồm 2 loại chính: Cảm biến vật lí và cảm biến hóa học. Tạm thời hiểu đơn giản như vậy, ở bài viết sau mình sẽ nói rõ hơn về cảm biến.

Cảm biến mưa là gì

Cảm biến mưa là cảm biến giúp cảm nhận mưa. Nó gồm 2 khối: khối so sánh đặt trong nhà và khối cảm biến đặt ngoài trời. Bạn có thể điều chỉnh mức độ phát hiện bằng biến trở(Con màu xanh dương ý) Hình ảnh em nó đây:

Khối so sánh gồm 2 hàng chân: 

  • Hàng 2 chân: Gồm 2 chân nối với 2 chân của khối cảm biến.
  • Hàng 4 chân: 
Vcc 5V
GND GND
DO  (Cho ra tín hiệu Digital được điều chỉnh bằng biến trở) Dpin

AO (Cho ra tín hiệu analog)

Apin

Thực hành

Chuẩn bị

Lắp mạch như sau, ở đây mình sử dụng tín hiệu digital nên chỉ sử dụng chân DO không sử dụng chân AO.

 

Lập trình bằng mBlock

Đầu tiên ta phải bật khối Serial lên.

Sau đó chọn Arduino Mode và lập trình theop khối sau, mình nhầm lẫn một chỗ đó là phần cứng đặt chân tín hiệu là D6 mà code lại là D9 các bạn nhớ chỉnh chỗ này nha, sorry nhiều. Nếu bạn muốn sử dụng analog thì nối chân AO với chân Apin và sử dụng đối tượng lệnh "read analog pin ..". À quên nữa, nếu tín hiệu trả về là 0 thì có mưa còn 1 thì không có mưa.

Vì mBlock bị 1 lỗi, nên cần chỉnh một tí. Trước tiên ngắt kết nối cổng COM nếu đã kết nối. Bỏ dấu tích đi

Chọn Edit with Arduino IDE

Xóa dòng trong hình

Nạp code bằng arduino IDE.

Tắt arduino IDE đi.

Kết nối lại cổng COM trong mBlock. Chọn chế độ như hình và tận hưởng thành quả

Lập trình bằng Arduino IDE

Code đây và đừng hỏi tại sao không có phần cứng nhé :3

void setup(){
    pinMode(9,INPUT);
    Serial.begin(115200);
}

void loop(){
    if(digitalRead(9)==0){
        Serial.println("It is raining");
    }else{
        Serial.println("It isn't raining");
    }
}

Kết luận

Chúng ta vừa tìm hiểu xong cách làm việc với một cảm biến (Ở đây là cảm biến mưa) và từ đó ta sẽ làm việc tương tự với các cảm biến có các chân tương tự như cảm biến mưa (Nếu cảm biến có 3 chân và 1 chân ghi là OUT thì đó là chân ra tín hiệu digital). Xin cảm ơn đã theo dõi.

lên
15 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Tự làm Xe điều khiển từ xa bằng Remote TV - Điều khiển xe bằng Hồng Ngoại khó hay dễ?

Đây là bài viết đầu tiên của mình nên có sai sót gì mong mọi người đóng góp. Vào vấn đề thôi ! Hiện nay, trên cộng đồng của mình đã có bài viết hướng dẫn làm xe điều khiển với cách điều khiển là dùng sóng nrf hoặc sóng bluetooth. Hôm trước mình đọc bình luận của một bạn, bạn ấy nói rằng bạn chỉ có 1 con arduino và cũng không có sờ-mát-phôn(Mình cũng thế :D), nên không thể sử dụng 2 cách điều khiển trên. Vì vậy hôm nay mình xin viết bài viết hướng dẫn làm xe điều khiển bằng remote TV (Nói chính xác hơn là bằng tín hiệu hồng ngoại) nhằm giúp cho các bạn có số phận như mình và bạn ấy.

lên
32 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Tổng quan về cách sử dụng Module 4 LED 7 đoạn - Phần 1

Xin chào mọi người! Sau khi tìm hiểu led 4 đoạn, mình thấy rằng nó rất đa dạng, có khá nhiều loại với sơ đồ pinout khác nhau. Nên mình sẽ viết chuỗi bài "Tổng quan về cách sử dụng Module 4 LED 7 đoạn" để giúp cho những ai đang nghiên cứ led 7 đoạn sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu chúng. Ở phần 1 này mình sẽ đưa ra nền tảng cơ bản về led 7 đoạn và cách tra pinout.

lên
14 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.