Lập trình Arduino không cần viết code - Phần 11: Tạo hàm riêng

Đây là phần 11 của chuỗi bài viết "Lập trình Arduino không cần viết code"

- Xem lại phần 10 tại đây

[UPDATE] Tải phiên bản mới của mBlock tại đây

Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hàm và cách tạo, gọi hàm trong mBlock và Arduino.

Hàm và chức năng của hàm

Hàm cũng là một kiểu dữ liệu và là kiểu hàm(void), trong nó bao gồm các câu lệnh, các hàm khác. Khi hàm được gọi, chương trình sẽ chyaj các lệnh trong hàm ấy và sau đó tiếp tục với các lệnh đồng vị với hàm. Chức năng của nó: Thứ nhất, làm cho hàm loop gọn gàng hơn giúp ta kiểm soát được chương trình, thứ hai, ta cần chức năng của hàm nhiều lần, ví dụ nếu ta cần blink 2 lần: 1 lần chân 13, 1 lần chân 12 thì sẽ chỉ cần gọi 2 lần hàm ấy không cần phải gọi 2 lần một đống lệnh blink trong hàm.

Thực hành

Chuẩn bị

  • Arduino, uno cho dễ

Lập trình với mBlock

Đầu tiên cần tạo 1 hàm mới như hình.

Nhập tên hàm, mình muốn tạo hàm blink nên để tên là blink

Nhấn Options để thêm thông số cho hàm, mình cần thêm thông số pin để báo pin cần blink, bạn cũng có thể thêm thông số thời gian blink.

Vì pin thuộc kiểu số nên mình chọn cái đầu tiên.

Mình đổi tên thông số đầu thành pinLed, nhấn ok để tạo.

Ta lập trình cho hàm ở phần trong hình.

Mình lập trình cho nó blink chân pinLed (Khai báo ở hàm loop). Muốn lấy đối tượng pinLed thì bạn kéo nó ra ở phần define ý.

Lập trình cho hàm loop. Bây giờ mình khai báo thông số pinLed là 13 để nó blink chân 13. Bây giờ bạn có thấy hàm loop gọn không, nếu muốn blink tiếp chân 12 thì kéo thêm đối tượng blink nữa ra thay thành 12.

mBlock bị lỗi 1 chỗ nên cần chỉnh 1 tí, chọn Edit with Arduino IDE.

Trong hàm setup, ta chỉnh pinLed thành 13. Nếu blink thêm chân 12 thì tạo thêm 1 dòng pinMode(12,OUTPUT); ở hàm setup.

Up code thôi.

Lập trình với Arduino IDE

Code đây nè

void blink(byte pinLed)
{
    digitalWrite(pinLed,1);
    delay(1000);
    digitalWrite(pinLed,0);
    delay(1000);
}
void setup(){
    pinMode(13,OUTPUT);
    pinMode(12,OUTPUT);
}

void loop(){
    blink(13);
    blink(12);
}

Kết luận

Như vậy là ta vừa tìm hiểu xong hàm và cách tạo hàm. Mình hi vọng rằng chuỗi bài này sẽ giúp ích cho nhiều bạn newbie của cộng đồng. Cảm ơn đã theo dõi.

lên
12 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Vỏ hộp cho ARDUINO UNO

Tự làm 1 chiếc vỏ hộp bảo vệ cho ARDUINO UNO của bạn chưa bao giờ đơn giản như thế này. Chỉ việc đem file dxf của mình ra ngoài tiệm cắt laser (quảng cáo và cắt thôi)!

Mình mới học ARDUINO cũng được khoảng 1 tuần thôi, đọc bài viết trên page cũng nhiều nhưng chả đóng góp được gì. Hôm nay rãnh rỗi ngồi làm cái hộp cho con UNO vì mấy hôm trước mình toàn lót giấy phía dưới rồi đặt em nó lên thấy cũng bất tiện, nếu các bạn có hứng thú thì làm theo file cad mình để ở cuối bài nha.

lên
15 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Giới thiệu về Arduino 101

Xin chào các bạn. Hôm nay mình sẽ giới thiệu với các bạn một phiên bản arduino khá thú vị. Đó chính là Arduino 101. Chúng ta có thể nói rằng nó chính là phiên bản UNO nâng cấp. Vậy nó nâng cấp những gì chúng ta cùng tìm hiểu.

lên
13 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 

Lập trình Arduino không cần viết code - Phần 17: Nháy nhiều led song song nhau không dùng timer

Đây là phần 17 của chuỗi bài viết “Lập trình Arduino không cần viết code”

- Xem lại phần 16 tại đây

Xin chào mọi người! Ở phần 15 mình đã hướng dẫn mội người làm nháy các led song song với nhau dùng timer. Và hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau làm nháy nhiều led song song nhau theo các chu kì nháy khác nhau không dùng timer, mà ta sẽ dùng phương thức lập trình sự kiện (Lập trình thời gian thực).

lên
13 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.