Lập trình Arduino không cần viết code - Phần 12: Tạo hàm điều khiển motor

Đây là phần 12 của chuỗi bài viết "Lập trình Arduino không cần viết code"

- Xem lại phần 11 tại đây

Ở phần 9 mình đã hướng dẫn cách điều khiển motor với module L298, đồng thời ở phần trước mình cũng đã hướng dẫn cách tạo một hàm riêng. Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn tạo hàm điều khiển motor cho module L298. Vào luôn!

Cách làm

Chúng ta sẽ tạo một hàm gồm 3 thông số thuộc kiểu số là: in1, in2 và action. Trong đó, in1 và in2 là 2 chân điều khiển motor nối với arduino, action là trạng thái motor gồm đứng yên (0), quay theo chiều thứ nhất (1), quay theo chiều thứ hai (2).

Thực hành

Chuẩn bị

  • Arduino mình dùng con Uno
  • Module điều khiển động cơ motor L298
  • 1 con motor hoặc 2 nếu muốn

Nối mạch như sau, Vs là chân 12V, senA, senB được nối chung với GND ở module thực nên khi nhìn module thiệt đừng hỏi sao không thấy nó:

Lập trình với mBlock

Trước tiên tạo một hàm mới gồm 3 thông số như hình

Lập trình cho hàm theo sơ đồ

Lập trình chính cho arduino 

mBlock bị lỗi ở pinMode nên cần chỉnh code một tí tẹo

Ở hàm setup, chỉnh in1 thành 7 và in2 thành 8, nếu muốn điều khiển thêm 1 motor nữa thì lập trình tương tự như trên, sau đó chỉnh lại in1, in2 và thêm 2 dòng pinMode nữa cho motor 2.

Ok, úp luôn đi.

Lập trình với Arduino

Phần cứng y như đúc, phần code thì thế này nè:

#define inA1 7
#define inA2 8
void setup()
{
  pinMode(inA1,OUTPUT);
  pinMode(inA2,OUTPUT);
}
void loop()
{
  motorMove(inA1,inA2,1);
  delay(3000);
  motorMove(inA1,inA2,0);
  delay(3000);
  motorMove(inA1,inA2,2);
  delay(3000);
}
void motorMove(int in1,int in2, byte action)
{
  switch(action)
  {
    case 0: //Dung
    digitalWrite(in1,0);
    digitalWrite(in2,0);
    break;
    case 1: //Chieu thu 1
    digitalWrite(in1,1);
    digitalWrite(in2,0);
    break;
    case 2: //Chieu thu 2
    digitalWrite(in1,0);
    digitalWrite(in2,1);
    break;
  }
}

Kết luận

Như vậy là ta vừa tìm hiểu xong cách tạo hàm điều khiển motor với module L298. Vậy lí do gì mà mình lại giới thiệu về hàm này thì các bạn sẽ biết ở phần sau. Xin cảm ơn đã theo dõi. Chúc các bạn thành công.

lên
9 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Vòng đeo tay hỗ trợ người mù

Dự án là một vòng đeo tay hỗ trợ cho người mù có trọng lượng khá nhẹ chỉ khoảng 65g, có thể sạc pin khi hết, sử dụng cảm biến khoảng cách hc-sr04 và những thứ sẵn có xung quanh chúng ta. Mình mong muốn đóng góp sản phẩm này với hy vọng, nó sẽ sẽ giúp người mù đi lại được tốt hơn bằng việc thông báo cho họ âm thanh hoặc rung động khi đến gần vật cản. Với một chút kiến thức về Arduino bất cứ ai cũng có thể làm được điều này. Thiết bị dễ dàng đeo và tháo ra khỏi tay một cách nhanh chóng. Các bạn cùng chiêm ngưỡng nhé!

lên
15 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

[Khám phá thế giới IoT với bSmart] Bài 2 - Theo dõi nhiệt độ, độ ẩm và tạo báo động

    Xin chào các bạn, tiếp tục seri bài viết “Khám phá thế giới IoT với bSmart”. Ngày hôm nay, mình cùng bạn sẽ cùng nhau ứng dụng IoT vào giải quyết một bài toán cơ bản của nông nghiệp thông minh. Đó là theo dõi nhiệt độ, độ ẩm ở một vị trí nào đó trong vườn, trong nông trại,…. đồng thời có thể tạo báo động cho người dùng khi nhiệt độ, độ ẩm vượt ngưỡng cho phép.

lên
2 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Lập trình Arduino không cần viết code - Phần 17: Nháy nhiều led song song nhau không dùng timer

Đây là phần 17 của chuỗi bài viết “Lập trình Arduino không cần viết code”

- Xem lại phần 16 tại đây

Xin chào mọi người! Ở phần 15 mình đã hướng dẫn mội người làm nháy các led song song với nhau dùng timer. Và hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau làm nháy nhiều led song song nhau theo các chu kì nháy khác nhau không dùng timer, mà ta sẽ dùng phương thức lập trình sự kiện (Lập trình thời gian thực).

lên
13 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.