Ngôn ngữ Wolfram - Nhấp nháy LED với GPIO

Mô tả dự án: 

Ta cũng có thể điều khiển nhấp nháy LED GPIO với ngôn ngữ Wolfram. Hãy xem cấu trúc câu lệnh của nó thế nào nhé!

Một số điểm lưu ý trước khi bắt tay vào làm:

  • Bạn phải nhập quyền root thì mới điều khiển được GPIO bằng Wolfram.
  • Ta có thể dùng Wolfram để đọc/viết các chân GPIO với mặc định 1 là bật, 0 là tắt.
  • Các chân mà Wolfram có thể đọc là 4, 7, 8, 9, 10, 11, 14, 15, 17, 18, 22, 23, 24, 25, 28, 29, 30, 31 (GPIO)
    • Dĩ nhiên các bạn cũng có thể truy chân theo WiringPi
  • Nếu các bạn điều khiển Pi từ SSH thì phải enable Remote GPIO trong phần Preference => Raspberry Pi Configuration => Interfaces (giao diện đồ họa)

Code thoai

Đầu tiên là kiểm tra xem Wolfram có nhận diện được GPIO không với lệnh 

FindDevices["GPIO"]

Nếu có 1 (True) là oke. Sau đó ta chỉnh Pin 4 sang Output và 17 sang Input với lệnh Configure[ ]:

Xem trạng thái của Pin 17 xem là cao hay thấp bằng lệnh DeviceRead[ ]:

DeviceRead["GPIO", 17]

Ta thấy ở dòng Out[2], Pin 17 ở trạng thái 0 tức là chân 17 đang ở trạng thái LOW (vì hiện tại mình không mắc cảm biến nào vào chân 17 cả). Bây giờ thử đẩy chân 4 lên mức HIGH với lệnh DeviceWrite:

DeviceWrite["GPIO", 4-> 1]

 

Lưu ý là bạn không thể dùng DeviceRead để đọc trạng thái của Output Pin. Cơ bản là các bạn đã học xong phần điều khiển GPIO. Chúc các bạn có các dự án tốt!

lên
5 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Vỏ hộp cho ARDUINO UNO

Tự làm 1 chiếc vỏ hộp bảo vệ cho ARDUINO UNO của bạn chưa bao giờ đơn giản như thế này. Chỉ việc đem file dxf của mình ra ngoài tiệm cắt laser (quảng cáo và cắt thôi)!

Mình mới học ARDUINO cũng được khoảng 1 tuần thôi, đọc bài viết trên page cũng nhiều nhưng chả đóng góp được gì. Hôm nay rãnh rỗi ngồi làm cái hộp cho con UNO vì mấy hôm trước mình toàn lót giấy phía dưới rồi đặt em nó lên thấy cũng bất tiện, nếu các bạn có hứng thú thì làm theo file cad mình để ở cuối bài nha.

lên
15 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

"Đi học thoai": Phần 5 - Gửi thông tin lên mây với Pi và Arduino

Bài này tui sẽ hướng dẫn các bạn thiết lập một hệ thống đo nhiệt độ + độ ẩm truy xuất qua website. Ưu điểm là bạn có thể sử dụng bất kỳ thiết bị nào có khả năng truy cập web để xem thông tin. Bài được tham khảo từ trang: http://webiopi.trouch.com/Tutorial_Serial.html

lên
6 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Quang khắc (Lithography) - Công nghệ đằng sau sự thành công của công nghiệp Silicon

Năm 1946, chiếc máy tính ENIAC ra đời, đánh dấu khởi nguyên của công nghiệp máy tính. ENIAC sử dụng hơn 17000 bóng chân không, nặng gần 27 tấn và tiêu tốn 150kW. Dĩ nhiên là nó chỉ được dùng cho con nhà có điều kiện (bộ quốc phòng Mỹ lúc bấy giờ).

lên
9 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.