Sử dụng cảm biến áp suất BMP180 với board Intel Edison (Sử dụng nodejs)

Bài viết của lequocchi gãi đũng chỗ mình cần để làm tài liệu tham khảo tiếng Việt. Nên mình xin đóng góp một bài viết hướng dẫn sử dụng bmp180 trên Intel Edison. Các bạn cùng theo dõi nhé.

I. Chuẩn bị

II. Nối dây

Bạn nào không biết pinout Edison, vui lòng xem tại đây.

Lưu ý: Board Intel Edison giao tiếp ở mức điện thế 1.8V, các hiệu điện thế 3.3, 5V vào các chân GPIO có thể gây hỏng board trừ 2 chân GPIO nào đó mà hiện tại mình không nhớ :D. Do không liên quan đến bài viết nên mình không nói thêm kẻo các bạn tưởng chân nào cũng 3.3V thì chết!

BMP180 Intel Edison
VCC J19-2
GND J19-3
SDA J17-8
SCL J18-6

III. Lập trình

1. Cài nodejs

Khỏi nha bạn, Intel Edison có sẵn node 4.x rồi!

2. Cài Johnny-five và Edison-IO

Rất dễ! Hai thư viện này dùng để lập trình Edison trong môi trường nodejs đó bạn hiền!

npm install -g johnny-five edison-io

3. Code

//khai báo thư viện + board
var five = require("johnny-five");
var Edison = require("edison-io");
var board = new five.Board({
  io: new Edison()
});


//sự kiện ready được fire thì anh em mới lập trình được nhá!
board.on("ready", function() {

  // setup BMP180 nè
  var barometer = new five.Barometer({
    controller: "BMP180"
  });

  //Khi có dữ liệu mới nè
  barometer.on("change", function() {
    console.log("barometer");
    console.log("  pressure     : ", this.pressure);
    console.log("--------------------------------------");
  });
});

IV. Kết thúc

Có bài hay cùng chia sẻ với mọi người nha! Một tí đóng góp cho Cộng đồng Intel Edison Việt Nam. Các bạn rate node động viên mình nhé. Hi vọng các bạn có những dự án hay!

Youtube: 
Demo
Những hình ảnh về dự án: 
Bài viết truyền cảm hứng: 
lên
10 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Cài đặt Windows 10 IOT Core trên Raspberry Pi 2

Các bạn đã từng dùng Raspberry Pi để làm các dự án IOT thì ắt hẳn đã từng dùng hệ điều hành Raspbian, đúng không nào? Tuy nhiên, để chinh phục được nó, yêu cầu người lập trình phải biết nhiều về hiệu điều hành nếu muốn đi sâu. Nhưng rất may mắn, vì hệ điều hành raspbian này được xây dựng từ debian với việc gọt bớt các kernel không cần thiết, nên tài liệu về nó có rất nhiều trên google. Ở Việt Nam mình, Raspberry Pi đã không còn mới nữa, và cả hệ điều hành Raspbian cũng vậy. Tuy nhiên, đầu năm 2015, Microsoft đã chính thức ra mắt hệ điều hành Windows 10 IOT và có thể chạy được trên Raspberry Pi 2. Các bạn có muốn trải nghiệm không?

lên
8 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

ESP8266 kết nối Internet - Phần 4: Kết nối Internet cho dự án không cần NAT Port, không cần mua server, không cần Blynk

Ở 3 phần trước, mình đã hướng dẫn các bạn toàn bộ kỹ thuật để xây dựng một chương trình webapp để điều khiển, đọc cảm biến, điều khiển thiết bị trong mạng LAN (wifi). Và, bây giờ là lúc các bạn đưa sản phẩm của mình ra ngoài Internet! Và với cách của mình sẽ giới thiệu tiếp đây, các bạn sẽ không cần phải NAT port, không cần phải mua server hàng tháng và hơn hết là không cần phải dùng Blynk. 

lên
34 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.