Ngôn ngữ Wolfram - Học vẽ đồ thị trên Raspberry Pi

Mô tả dự án: 

Trong bài Học làm toán với Raspberry Pi tui đã hướng dẫn các bạn một số lệnh cơ bản để giải toán với ngôn ngữ Wolfram. Nếu các bạn không thích số và ký tự Toán học thì bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn vẽ đồ thị nha!

Đồ thị cơ bản

Lệnh vẽ đồ thị trong Wolfram là "Plot". Ví dụ bạn muốn vẽ hàm (x+1)/(x+2) trong miền (-3,3) thì câu lệnh sẽ là:

Plot [ (x+1)/(x+2), {x,-3,3)]

Nếu bạn muốn vẽ đồ thị 3 chiều thì thêm chữ "3D" vào sau Plot. Ví dụ: bạn muốn vẽ hàm sin(xy) trong 3 chiều thì câu lệnh sẽ là:

Plot3D[ Sin[x*y], {x,-3,3}, {y,-3,3} ]

Bạn có thể nhấp chuột vào hình và xoay chỉnh các góc nhìn. Chú ý: bạn bắt buộc phải để dấu nhân hoa thị * giữa x và y, nếu không Wolfram sẽ hiểu xy là một biến chứ không phải là tích 2 biến.

Còn vẽ bất đẳng thức thì sao? Bạn thêm chữ "Region" vào trước hàm Plot[ ]. Ví dụ: Bạn muốn vẽ tập hợp các số (x,y) thỏa mãn x^2 + (y/2)^2 < 9:

RegionPlot[ x^2 + (y/2)^2 < 9, {x,-10,10), {y, -10. 10} ]

Nâng cao

Đầu tiên là vẽ nhiều đồ thị cùng 1 lúc. Bạn chỉ cần cho các hàm vào giữa 2 ngoặc nhọn { }, thêm lệnh PlotLegends -> "Expressions" để dán nhãn. Ví dụ bạn muốn vẽ 2 hàm Sin[x] và Cos[x] thì câu lệnh sẽ là:

Plot[{Sin[x], Cos[x]}, {x, 0, 2 Pi}, PlotLegends -> "Expressions"]

Để việc vẽ đồ thị sinh động hơn, ta sẽ dùng lệnh "Manipulate" để thay đổi các hệ số và quan sát ảnh hưởng của chúng. Ví dụ: muốn thử xem hàm Sin[n*x] thay đổi như thế nào khi hệ số n thay đổi, ta dùng lệnh sau:

Manipulate[Plot[Sin[n x], {x, 0, 2 Pi}], {n, 1, 20}]

Bạn có thể kéo thanh trượt để xem n ảnh hưởng đến đồ thị thế nào. Hoặc bạn có thể nhấn vào dấu + ở cuối thanh trượt để có thể tinh chỉnh nhiều hơn:

Dĩ nhiên các bạn có thể tinh chỉnh nhiều hệ số cùng 1 lúc:

Manipulate[ ParametricPlot[{a1 Sin[n1 (x + p1)], a2 Cos[n2 (x + p2)]}, {x, 0,    20 Pi}, PlotRange -> 1, PerformanceGoal -> "Quality"], {n1, 1,   4}, {{a1, 1}, 0, 1}, {p1, 0, 2 Pi}, {{n2, 5/4}, 1, 4}, {{a2, 1}, 0,   1}, {p2, 0, 2 Pi}]

Sau đó bấm vào dấu + ở góc trên cùng bên trái để nó tự chạy

Ứng dụng của Wolfram trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật là rất lớn. Chúc các bạn trẻ thành công!

lên
4 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Raspberry Pi Thiên Lý Nhãn (Phần 4): Demo khóa thông minh nhận dạng khuôn mặt

Bài trước tui đã hướng dẫn các bạn chuẩn bị phầm mềm cho dự án khóa thông minh nhận diện khuôn mặt, cụ thể là phần training lấy dữ liệu bằng python. Bài này ta sẽ bắt tay vào phần cứng và demo thử xem dữ liệu training của ta tốt đến đâu.

lên
10 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 

Giới thiệu bo mạch 5 giao tiếp không giây đầu tiên trên thế giới | FiPy

Bạn đang muốn thực hiện dự án Internet của Vạn Vật nhưng vẫn đang loay hoay chọn chuẩn giao tiếp không dây? Nên dùng bluetooth để tiết kiệm năng lượng? Nên dùng wifi để truy cập từ mọi nơi trên thế giới? Nên dùng GPRS để điều khiển khắp ở những nơi có sự hiện diện của ông chú Viettel? Nên dùng LoraWAN để truyền thông tin cách hàng chục km? Nên dùng Sigfox vừa xa vừa miễn phí? Bạn yêu thích ngôn ngữ Python đơn giản? Bài này tui sẽ giới thiệu về bo mạch sắp ra lò từ xứ sở hoa tulip xinh đẹp mang tên FiPy. Giá của bo là 33 eur nếu đặt trên Kickstarter và 40 eur nếu bạn mua sau khi dự án kết thúc.Bài viết thu thập thông tin từ Kickstarter.

lên
13 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: