Các lệnh Linux và thủ thuật backup thẻ nhớ khi chơi với máy tính nhúng Orange Pi hay bất kỳ máy tính nhúng dùng nhân Debian

Bài của Tâm đã truyền cảm hứng cho mình để mình tìm hiểu và tổng hợp lại danh sách các lệnh này. Nó bao gồm các lệnh hệ thống, xem tiến trình, dùng gói, các tiến trình mạng và thủ thuật như thủ thuật backup. Các bạn nên xem qua bài viết của HACK NÃO nữa nhé.

I. Hệ thống

  • lsusb: liệt kê các thiết bị kết nối cổng usb
  • uname -r: cho biết phiên bản của nhân Linux
  • time command: cho biết thời gian để thực thi xong lệnh command
  • command1 | comman2: chuyển kết quả của lệnh command1 làm đầu vào của lệnh command2
  • clear: xóa màn hình
  • sudo -k: chấm dứt chế độ dùng lệnh có chức năng của user root
  • free: kiểm tra tính trạng bộ nhớ
  • uptime: xem thời gian vận hành của hệ thống
  • sudo passwd root: Đổi password root.
  • sudo reboot: Khởi động lại hoặc sudo shutdown -r now
  • sudo shutdown -h now: Tắt RasPi

II. Tiến trình

  • ps -ef: hiển thị tất cả các tiến trình đã được thực hiện
  • ps aux | less: liệt kê các tiến trình đang chạy
  • top: xem tất cả các tiến trình đang chạy ở thời gian thực
  • ss: kiểm tra thông tin socket và thông tin mạng TCP/UDP
  • ss -s: hiển thị tổng số socket
  • ss -l: hiển thị mọi cổng mở
  • kill pid: báo chấm dứt tiến trình mang số pid

III. Gói phần mềm

  • /etc/apt/sourcs.list: tập tin xác định nguồn các kho phần mềm để tải xuống nhằm cài mới hoặc cập nhật hệ thống
  • apt-get update: cập nhật danh sách các gói phân mềm căn cứ vào các kho phần mềm có trong tập tin sources.list
  • apt-get upgrade: cập nhật các gói phần mềm đã cài rồi
  • apt-get dist-upgrade: cập nhật phiên bản debian đang có đến phiên bản mới tiếp theo
  • apt-get install soft: cài phần mềm soft đồng thời giải quyết các gói phần mềm phụ thuộc
  • apt-get remote soft: loại bỏ phần mềm soft cũng như tất cả các gói phần mềm phụ thuộc
  • apt-get remote –purge soft: loại bỏ phần mềm soft kể cả tập tin cấu hình của phần mềm soft
  • apt-get autoclean: xóa bỏ các bản sao chép của những gói phần mềm đã bị loại bỏ
  • apt-cache dumpavail: hiển thị danh sách các gói phần mềm đang có (rất nhiều)

​IV. Mạng máy tính

  • /etc/network/interfaces: thông tin cấu hình của các card mạng
  • uname -a: hiển thị tên của máy tính trong mạng (hostname)
  • ifdown eth0: hủy sự hoạt động ở card mạng eth0 (còn lệnh lệnh ifconfig eth0 down là bắt card eth0 ngừng hoạt động - ngừng cấp điện luôn)
  • ifup eth0: ngược lại với lệnh trên (ifconfig eth0 up ngược lại ifconfig eth0 down)
  • poweroff -i: ngưng hoạt động tất cả các nối mạng
  • route add default gw địa chỉ ip: xác định địa chỉ IP của default GateWay
  • ifconfig: Xem thông tin mạng hiện tại

V. Phân vùng ổ cứng

  • /etc/fstab: chứa các thông tin về các ổ cứng và hệ thống tập tin được gắn tự động
  • fdisk -l: hiển thị các phân vùng ổ cứng
  • mount -a: gắn, tách ra các ổ/thiết bị
  • mkfs.ext3 /dev/hda1: tạo một hệ thống tập tin “ext3″ trên phân vùng “/dev/hda1″
  • df -h: xem dung lượng còn trống của thiết bị lưu trữ

VI. Quyền truy cập tập tin

  • chown TenNguoiDung file: xác định người chủ của tập tin file là người dùng “TenNguoiDung”
  • chmod u+x file: giao (+) quyền thực thi (x) tập tin file cho người dùng (u)

VII. Thủ thuật backup thẻ nhớ

  1. Download công cụ Win32 Disk Imager
  2. Cắm thẻ nhớ dùng để chạy Raspberry Pi hoặc Orange Pi
  3. Bật phần mềm Win32DiskImager bằng quyền Admin.
  4. Chọn đường dẫn lưu trữ file.
  5. Bấm read và chờ đợi

Những hình ảnh về dự án: 
Bài viết truyền cảm hứng: 
lên
3 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Cách xóa Hoodloader2 cho con Atmega16u2/Atmega32u4 trên Arduino Uno / Mega của bạn

Bạn đã biết đến Hoodloader2 cho bài của bạn HACK NÃO đúng không nào? Hôm nay, mình sẽ chỉ cách xóa, vì nhiều lúc mình chỉ cần con atmega328 thôi. Mà cứ mỗi lần nạp cho nó thì phải qua bước kiểm tra con atmega16u2 thì chán quá.

lên
9 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Lập trình Arduino bằng Javascript trong môi trường NodeJS - Chuyện thật hay đùa?

Hồi giờ đã nghe đến việc lập trình Arduino bằng C/C++, đã nghe đến việc lập trình Arduino kéo thả, tôi tự hỏi, liệu có thể dùng Javascript trong môi trường NodeJS - môi trường lập trình thần thánh hiện nay với lượng thư viện đến hơn 1 triệu trên toàn bộ thế giới này - để lập trình cho con Arduino cùi bắp của mình hay không? Và hãy tin tôi đi, bạn sẽ bất ngờ!

lên
12 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.