"Độ hoàn toàn" một cổng Terminal RS-232 mà không sử dụng jack 3.5mm

Giới thiệu

Ở Việt Nam, việc một bạn học sinh mua một mạch Intel Galileo khá là khó. Trong đó, khó nhất là tiền để mua một mạch Intel Galileo, tuy nhiên, khi mua được mạch về, việc bạn có sử dụng hết chức năng của Intel Galileo hay không là một việc khác. Cái hay nhất, theo tớ nghĩ trên Intel Galileo, mà Arduino không có và bạn khó tiếp cận nhất đó là hệ điều hành Linux. Thực sự thì có nhiều cách để vào Linux của Intel Galileo. Tuy nhiên, nếu bạn muốn cài một hệ điều hành xịn như Debian để biến Intel Galileo trở thành một "máy tính" siêu "xịn" thì bạn buộc phải dùng tới cổng RS - 232. Nếu ở các trung tâm công nghệ lớn thì bạn có thể dễ dàng tìm mua các cổng "RS-232 to DB9" để dễ dàng làm theo các bài hướng dẫn trước. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn như vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ tiếp cận với một cách khác mà tớ đã sử dụng để giải quyết bài toán không có cáp "RS-232 to DB9".

Phần cứng

Tá hỏa?

Sao người ta bán cả trăm ngàn một dây mà chúng ta lại dùng những dụng cụ dễ mua và rẻ như thế này ? Đừng lo lắng, bạn cứ tin tôi đi. Tôi đã làm dự án "WB - Weather Box" bằng cách này đấy!

Tiến hành

Đầu tiên, bạn lật mặt sau của Intel Galileo lên vả để ý đến vùng được khoanh đỏ (nó nằm ở dưới chân RS-232 đấy). Đồng thời ghi nhớ vị trí các điểm hàn mà tớ đã đánh dấu!

 

Tiếp theo, bạn sẽ cắt header cái ra thành 1 miếng có 3 lỗ như thế này. Làm như thế nào để cắt? Bạn hãy cắt vào điểm mình đánh dấu ấy. Bạn có thể dùng cưa, hoặc dao, kéo hoặc kiềm (kềm) nhỏ để cắt đấy.

Sau đó, bạn sẽ hàn như mô tả dưới đây.

Sau đó bạn sẽ gắn lần lượt 3 dây breadboard đực có màu xanh, vàng, trắng vào vị trí 1, 2, 3. Đầu còn lại của 3 dây breadboard ấy bạn hãy gắn 3 dây breadboard cái cùng màu nhé. Sau đó, bạn sẽ được một "sản phẩm" như thế này.

Cuối cùng, bạn sẽ gắn theo hướng dẫn của hình ảnh dưới đây. Ở đây, mình dùng cổng COM (RS-232) của máy để bàn, hầu hết máy tính để bàn nào cũng có cổng này cả. Nếu không có thì bạn phải liên lạc với bạn bè và kiểm tra xem thử nhà "hắn" hay "cô ta" có cổng COM (RS-232) hay không.

Intel Galileo Cổng COM máy tính
Vàng Chân số 2
Xanh Chân số 3
Trắng Chân số 5

Truy cập vào Linux Terminal

Bạn theo hướng dẫn ở bài Bài 6: Sử dụng Terminal trên Intel Galileo để sử dụng Terminal. Tuy nhiên, bạn thay cổng kết nối với Intel Galileo thành cổng COM1 và baudrate là 115200.

Kết luận

Hãy enjoy việc "hack" này nhé! Khi bạn không sử dụng, bạn có thể rút hết các dây ra và lập trình với Arduino Galileo-ized IDE.

 

lên
4 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

ROBOT HAI BÁNH TỰ CÂN BẰNG - 2 WHEEL SELF BALANCING ROBOT

Hôm nay mình xin chia sẻ với các bạn cách làm một robot tự cân bằng trên hai bánh xe bằng Arduino từ xe đồ chơi bị hỏng của thằng nhóc ở nhà. Tất nhiên, hai động cơ và hai bánh xe chưa bị hỏng nhé. laugh. Để robot tự cân bằng trên hai bánh xe thì chuyển động của nó tương tự như việc giữ thăng bằng một cây gậy trên ngón tay. Điều này chắc các bạn cũng đã từng thử trước đây.

lên
16 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Sinh nhật lần thứ 11 của nền tảng Arduino - Món quà ý nghĩa cho Newbie từ Cộng đồng Việt Nam

Nền tảng Arduino đã có mặt ở trên thế giới được 11 năm, ở Việt Nam, nó cũng đã nhanh gia và do nhập vào những năm 2010 bởi những thành viên trong BQT Cộng đồng Arudino Việt Nam. Và cũng đã gần 2 năm kể từ ngày Cộng đồng Arduino Việt Nam chính thức đi vào hoạt động. Đây là nơi để các bạn - không phân biệt bất cứ ngành nghề, độ tuổi - quy tụ với nhau để cùng phát triển một thế hệ trẻ Việt Nam thông minh hơn dựa trên tinh thần vì cộng đồng nguồn mở và sự chia sẻ - quan tâm (share & care) giữa các thành viên trong Cộng đồng Việt Nam.

lên
16 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Vấn đề của số chấm động và số nguyên trong ngôn ngữ lập trình C++ trên board mạch Arduino

Có bao giờ bạn tự hỏi: "Dự án của mình làm tốt thế này, chạy ngon lành rành rành thế này, chắc không có bugs đâu?". Thực sự, nếu dự án của bạn không có phần xử lý số thực chấm động trong đó thì mình nghĩ phần code của bạn sẽ hoạt động ngon lành theo thời gian. Nhưng mà có số thực thì từ từ, chúng ta cần xét lại code. Trước đây, có một số bạn nhắn tin riêng hỏi mình về code với điểm chung là "code mình chạy ngon lành lúc đầu, sau đó bị lỗi, không rõ nguyên nhân". Loại trừ các phần code logic sai ra, thì hầu hết đều là do lỗi khi xử lý số chấm động mà không quan tâm đến nền tảng lập trình bên dưới! Mà cũng đúng, chúng ta rất dễ bị đánh lừa bởi chính đoạn code chúng ta viết. Vì nó có báo lỗi biên dịch đâu mà, kaka. Qua bài viết này, mình muốn phân tích và cùng các bạn rút kinh nghiệm về số chấm động float, cách hạn chế lỗi sai với số chấm động.

lên
22 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.