"Độ hoàn toàn" một cổng Terminal RS-232 mà không sử dụng jack 3.5mm

Giới thiệu

Ở Việt Nam, việc một bạn học sinh mua một mạch Intel Galileo khá là khó. Trong đó, khó nhất là tiền để mua một mạch Intel Galileo, tuy nhiên, khi mua được mạch về, việc bạn có sử dụng hết chức năng của Intel Galileo hay không là một việc khác. Cái hay nhất, theo tớ nghĩ trên Intel Galileo, mà Arduino không có và bạn khó tiếp cận nhất đó là hệ điều hành Linux. Thực sự thì có nhiều cách để vào Linux của Intel Galileo. Tuy nhiên, nếu bạn muốn cài một hệ điều hành xịn như Debian để biến Intel Galileo trở thành một "máy tính" siêu "xịn" thì bạn buộc phải dùng tới cổng RS - 232. Nếu ở các trung tâm công nghệ lớn thì bạn có thể dễ dàng tìm mua các cổng "RS-232 to DB9" để dễ dàng làm theo các bài hướng dẫn trước. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn như vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ tiếp cận với một cách khác mà tớ đã sử dụng để giải quyết bài toán không có cáp "RS-232 to DB9".

Phần cứng

Tá hỏa?

Sao người ta bán cả trăm ngàn một dây mà chúng ta lại dùng những dụng cụ dễ mua và rẻ như thế này ? Đừng lo lắng, bạn cứ tin tôi đi. Tôi đã làm dự án "WB - Weather Box" bằng cách này đấy!

Tiến hành

Đầu tiên, bạn lật mặt sau của Intel Galileo lên vả để ý đến vùng được khoanh đỏ (nó nằm ở dưới chân RS-232 đấy). Đồng thời ghi nhớ vị trí các điểm hàn mà tớ đã đánh dấu!

 

Tiếp theo, bạn sẽ cắt header cái ra thành 1 miếng có 3 lỗ như thế này. Làm như thế nào để cắt? Bạn hãy cắt vào điểm mình đánh dấu ấy. Bạn có thể dùng cưa, hoặc dao, kéo hoặc kiềm (kềm) nhỏ để cắt đấy.

Sau đó, bạn sẽ hàn như mô tả dưới đây.

Sau đó bạn sẽ gắn lần lượt 3 dây breadboard đực có màu xanh, vàng, trắng vào vị trí 1, 2, 3. Đầu còn lại của 3 dây breadboard ấy bạn hãy gắn 3 dây breadboard cái cùng màu nhé. Sau đó, bạn sẽ được một "sản phẩm" như thế này.

Cuối cùng, bạn sẽ gắn theo hướng dẫn của hình ảnh dưới đây. Ở đây, mình dùng cổng COM (RS-232) của máy để bàn, hầu hết máy tính để bàn nào cũng có cổng này cả. Nếu không có thì bạn phải liên lạc với bạn bè và kiểm tra xem thử nhà "hắn" hay "cô ta" có cổng COM (RS-232) hay không.

Intel Galileo Cổng COM máy tính
Vàng Chân số 2
Xanh Chân số 3
Trắng Chân số 5

Truy cập vào Linux Terminal

Bạn theo hướng dẫn ở bài Bài 6: Sử dụng Terminal trên Intel Galileo để sử dụng Terminal. Tuy nhiên, bạn thay cổng kết nối với Intel Galileo thành cổng COM1 và baudrate là 115200.

Kết luận

Hãy enjoy việc "hack" này nhé! Khi bạn không sử dụng, bạn có thể rút hết các dây ra và lập trình với Arduino Galileo-ized IDE.

 

lên
4 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

CCA - Vòng 2 chính thức bắt đầu

Như vậy là đại diện BQT đã gửi mail thông báo đến đại diện của tất cả 15 ý tưởng của cuộc thi Creative Contest with Arduino.VN - Cuộc thi Sáng tạo với Arduino.vn (CCA). Hôm nay là ngày 12/01/2016. Các bạn còn chần chừ gì nữa mà không chỉnh sửa để nâng cấp dự án của mình, từ đó đăng ký lại dự án tại link trong mail mà BTC gửi chứ cheeky

lên
4 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Cách lưu trữ các biến số, mảng, chuỗi trong Arduino

Bạn có bao giờ tự hỏi những biến số, biến chuỗi hay biến mảng của mình được lâu ở đâu trên Arduino chưa? Trước kia, mình từng nghĩ rằng, nó được lưu ở vùng nhớ flash, nơi lưu trữ code mà chúng ta tải lên. Nhưng không, bình thường nó được lưu ở RAM!

Vậy RAM (viết tắt từ Random Access Memory) là gì? Nó là chữ viết tắt của một loại bộ nhớ chính của máy tính (Arduino cũng có thể xem là một máy tính). Như vậy nếu hết RAM, chương trình của bạn sẽ crash (hư – đỗ vỡ,…) một cách bất ngờ mà bạn không tài nào debug được (nếu bạn chưa đọc về bài này – hoặc những nội dung tương đương).

Vậy, thiết nghĩ, chúng ta cần nắm rõ hơn bản chất của vấn đề này. Nó thật thú vị phải không nào?

lên
19 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.