Cách dữ liệu được truyền đi trong sóng vô tuyến

Giới thiệu

Có 2 phương thức truyền dữ liệu bằng sóng vô tuyến, đó là AM và FM. Chắc hẳn, bạn đã từng nghe qua 2 khái niệm đó rồi phải không nào? Nếu không nhớ thì bạn hãy tìm ngay một chiếc radio và bật lên để cùng nghe những thông tin bổ ích từ các đài phát thanh qua sóng FM. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về 2 phương thức này, cái nào tốt hơn cái nào nhé.

Làm rõ một số khái niệm

Để hiểu rõ 2 phương thức truyền thông tin trong sóng AM và FM, chúng ta cần nắm bắt rõ 2 khái niệm sau:

  1. Biên độ (Amplitude): Nó chính là "độ cao" của một cột sóng. Biên độ càng lớn, cột sóng càng cao.
  2. Tần số (frequency): Theo định nghĩa dân giang là độ gần giữa các cột sóng. Tần số càng lớn, các cột sóng càng gần nhau.

Sóng có biên độ thấp / biên độ cao

Sóng có tần số cao

Sóng có tần số thấp

Sóng A.M

Sóng A.M là viết tắt của từ amplitude modulation - (điều chế hoặc thay đổi) biên độ. Điều đó có nghĩa là, các thông tin sẽ được truyền vào sóng bằng cách thay đổi biên độ của các cột sóng. Ví dụ, nếu chúng ta muốn gửi các thông tin đã được mã hóa thành các bit 0 hoặc 1, thì ta chỉ việc gửi một vệt sóng vô tuyến với 2 mức biên độ tương ứng (1 là HIGH, 0 là LOW).

Sóng F.M

Sóng F.M là viết tắt của từ frequency modulation - (điều chế hoặc thay đổi) tần số. Lúc này, biên độ sẽ không thay đổi nữa mà được giữ nguyên cố định ở một hằng số nhất định, cái thay đổi chính là tần số.

Điểm mạnh và yếu của từng loại sóng

  1. Sóng A.M:
    • Sóng AM có khả năng truyền đi rất xa (tùy theo cường độ máy phát)
    • Nhưng không xuyên tường tốt và khi không gian có các loại vật cản như mưa, âm thanh (tiếng ồn), sức cản không khí (nhiễu khí quyển) thì sẽ truyền không tốt.
  2. Sóng F.M:
    • Xuyên tường tốt, các tiếng ồn và việc nhiễu khí quyền sẽ không ảnh hưởng đến việc truyền sóng.
    • Không truyền xa được

Kết luận

Tùy vào vấn đề mà bạn gặp phải, bạn phải lựa chọn các loại sóng phù hợp. Bài viết này, mình chỉ mong muốn đưa ra rõ ràng 2 con đường trong việc truyền sóng để từ đó, bạn lựa chọn con đường phù hợp. Khi lựa chọn đường AM hoặc FM, bạn nên tìm kiếm thêm các thông tin về bộ phát / thu của loại đó để có thêm các thông tin chi tiết.

Chúc thành công!

lên
15 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Lưu các biến CHỈ ĐỌC với PROGMEM

Trong bài Tiết kiệm RAM trong Arduino?, chúng ta đã biết cách lưu chuỗi hằng vào bộ nhớ FLASH thay cho việc lưu hết bọn chúng vào RAM. Như vậy, một hằng chuỗi có thể được lưu vào bộ nhớ FLASH thay vì lưu vào RAM. Vậy, câu hỏi đặt ra là, những biến hằng khác (hằng số, hẳng mảng, hẳng số thực) có thể được lưu vào FLASH thay vì vào RAM hay không?

Trong thực tế, các biến hằng (trừ hằng chuỗi) hầu hết chỉ tốn vài chục byte để lưu trữ nên RAM, nên chúng ta cũng chưa gặp vấn đề gì trong việc lưu trữ hằng số hay hằng mảng cả. Nhưng thỉnh thoảng, có những lúc, ta phải tìm cách lưu trữ chúng ở một nơi khác, ví dụ Bài 12: Phát nhạc bằng Arduino với một cái loa hoặc buzzer.

Chần chừ gì nữa, biết muốn phám khá khả năng của Arduino - hay không?

lên
8 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Xử lý chuỗi trong Arduino

Ngôn ngữ lập trình Arduino được xây dựng dựa trên ngôn ngữ C, điều đó có nghĩa là bạn có thể sử dụng các thư viện của ngôn ngữ C một cách dễ dàng cho việc lập trình. Trong đó có thư viện string.h để làm việc với chuỗi. Ngoải ra, Arduino còn hỗ trợ cả đối tượng  String của C++. Hãy khám phá ngay!

lên
10 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.