VMIG - Vòng 2 - Vòng sơ khảo [Cập nhập ngày 02/12/2015 - Lịch chấm thi]

I. Giới thiệu

Như vậy là chỉ còn vài tuần nữa là cuộc thi VMIG (Vietnam Makers with Intel Galileo) sẽ đi đến hồi gay cấn, các bạn đã chuẩn bị những gì rồi nhỉ? Qua bài viết này, mình xin truyền đạt thêm các thông tin mới nhất về vòng sơ khảo của cuộc thi VMIG cho các bạn được biết và lên kế hoạch chuẩn bị.

II. Các nội dung bạn sẽ biết qua bài viết này

  1. Mẫu báo cáo vòng sơ khảo
  2. Các mốc thời gian và địa điểm nộp hồ sơ

III. Nội dung

1. Mẫu báo cáo vòng sơ khảo

Thuyết minh có thể thêm nhiều chi tiết khác để làm rõ hơn sản phẩm của các nhóm, nhưng đề nghị ít nhất phải có đầy đủ những nội dung trong bản mẫu báo cáo này.

Tải về mẫu báo cáo.

Lưu ý: BTC không bắt các bạn phải làm giống y hệt bản báo cáo này, mà khuyến khích các bạn viết thêm để làm rõ được những điểm mạnh, điểm hay của sản phẩm của các bạn heart

2. Khi đi báo cáo cần những gì?

  1. Bản báo cáo

  2. Slide: trong đó gồm cả hình ảnh, video clip bằng tiếng Việt để minh họa sản phẩm (có thể gửi thêm 1 bản bằng tiếng Anh).

    • Thời gian khi thuyết trình cho mỗi nhóm là 25 phút, trong đó 10 phút thuyết trình và 15 phút hỏi đáp.

  3. Sản phẩm: Mang sản phẩm đến địa điểm chấm. Nếu cấu kiện nào không thể mang phải được nêu rõ trong phần thuyết minh hoặc có clip giới thiệu.

    • Sản phẩm của các nhóm phải là sản phẩm có thể demo để trình bày với ban giám khảo. Nếu là cấu kiện lớn thì phải tạo mô hình thu nhỏ, nếu thiết bị khó hoặc đắt tiền không thể mang đi và có tính chất quyết định chất lượng sản phẩm thì phải mô tả rõ trong bản thuyết minh hoặc hình ảnh và video.
    • Địa điểm chấm khu vực Miền Nam:

      • Địa điểm: dự kiến Phòng 201 Nhà Điều hành Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh (Thủ Đức, Quốc lộ 1A)

      • Thời gian: 1 ngày 5/12/2015

    • Địa điểm chấm khu vực Miền Trung:

      • Địa điểm: dự kiến Phòng hội thảo ETRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG

      • Thời gian: 1/2 ngày chiều 6/12/2015

    • Địa điểm chấm khu vực Miền Bắc:

      • Địa điểm: Phòng 816Thư viện Tạ Quang Bửu, ĐH Bách Khoa Hà Nội

      • Thời gian: 01 ngày 7/12/2015

    • ​Lịch chấm thi cho các địa điểm

  4. Đĩa CD/DVD chứa các thư mục sau:

    • Ảnh: tối thiểu 15 hình ảnh chất lượng cao (tối thiệu 2MP) về sản phẩm và cá nhân bạn, có thể mô tả dưới tên sản phẩm

    • Clip: tối thiểu 01 video giới thiệu về sản phẩm của bạn và các video chạy thử.

    • Báo cáo: chứa bản mềm PDF file báo cáo của bạn. Tên file báo cáo trong thư mục này có dạng: Tên sản phẩm.pdf

3. Các mốc thời gian và địa điểm tiếp nhận hồ sơ

Thông tin về các hồ sơ cần nộp?

  • Nộp bản cứng (bản in) nộp tại địa điểm thi, bao gồm.
  • Nộp bản mềm gồm các thông tin phía dưới và gửi về vinhnguyen73@gmail.com (để các thầy trong BGK xem trước) với tiêu đề dạng: [VMIG2015]-[Tên sản phẩm]. Deadline: 17h 25/11/2015 
    • ​Bản thuyết minh (bản pdf)
    • Ảnh: tối thiểu 15 hình ảnh chất lượng cao 2MP về sản phẩm và cá nhân bạn, có thể mô tả dưới tên sản phẩm
    • Clip: tối thiểu 01 video giới thiệu về sản phẩm của bạn và các video chạy thử.
      • Ảnh và Bản thuyết minh các bạn nén thành một tệp có dạng Tên sản phẩm.zip (Nếu không thể gửi trực tiếp qua email vì quá nặng thì các bạn upload lên Google Drive và gửi link download nhé)
      • Clip các bạn upload lên một nguồn nào đó (không nhất thiết phải công khai) và gửi về cùng với email

Lưu ý: ảnh và clip phải có chất lượng cao 1 chút để về sau làm tư liệu gửi Truyền hình và những hình ảnh sẽ được quảng bá trên các banner

IV. Các lưu ý [cập nhập ngày 2/12/2015]

  1. Các bạn thí sinh dự thi khi đi thi phải mang theo thẻ Sinh viên để BTC kiểm tra.
  2. Thời gian có một số thay đổi, các bạn xem lại trong Lịch chấm thi nhé
  3. Lưu ý các trường khu vực phía Bắc, các đội có người đi cùng: thầy giáo, bạn bè phải đăng ký trước danh sách và gửi email về vinhnguyen73@gmail.comVì được tổ chức tại Thư viện Tạ Quang Bửu nên thủ tục hơi phức tạp.
     
lên
3 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Kết nối điều khiển từ xa sử dụng ESP8266 và Arduino với hệ thống firmware iNut Cảm biến CloudMQTT - 1000 firmware miễn phí

Chuyện kể rằng, có 02 sinh viên Việt Nam, trong lúc làm đồ án đại học kết nối điều khiển từ xa qua Internet. Một người thì chọn phương án truyền thống sử dụng máy tính làm máy chủ và demo các tính năng theo yêu cầu đồ án. Người còn lại biết đến iNut Sensor và tìm cách tối ưu hóa phần mềm và phần cứng nhằm chau chuốt cho đồ án của mình trở nên "xịn" và "nhiều tính năng bá đạo". Đến lúc bảo vệ đồ án, cậu sinh viên 01 cảm thấy choáng ván với muôn vàn vấn đề từ việc nơi trình bày đồ án không có wifi, mạng chập chờn, máy tính mở không lên, đứt cáp biển,... Cuối cùng cũng bảo vệ được với điểm số không ưng ý lắm dù tốn rất nhiều thời gian và công sức. Cậu còn lại nhờ vào việc chau chuốt phần mềm, tối ưu hóa và comment kĩ từng lệnh trong dòng code, viết báo cáo bài bản chuẩn bị slide như ý, dùng điện thoại cài wifi, quét mã QRcode để chia sẻ quyền truy cập đến phần mềm rất chuyên nghiệp, mọi thứ cậu chủ động hoàn toàn mà không bị các vấn đề "học tài thi phận" bủa vây mà kết quả hết sức mĩ mãn, điểm số mĩ miều, kiến thức IoT được chuẩn hóa. Thực vậy, các dự án, đồ án sử dụng nền tảng iNut Platform bên dưới cho phép các bạn sinh viên làm các dự án hết sức hoàn hảo: từ xe điều khiển, bãi giữ xe thông minh, hệ thống máy lạnh, máy bơm, điều hòa thông minh,... do chinh các bạn tự làm nên đã đạt được những điểm số tốt và tuyệt đối. Cũng chính vì thế, iNut JSC (công ty chủ quản của iNut Platform) đã kết hợp với Khu Công nghệ phần mềm - ĐHQGHCM để tổ chức những khóa đào tạo ngắn hạn cho sinh viên Việt Nam sử dụng nền tảng IoT do iNut JSC phát triển. Và để mở con đường tri thức tiếp cận IoT trong nháy mắt, iNut JSC đã tạo ra một phiên bản firmware trị giá 50.000 đồng sử dụng clouding của CloudMQTT và tài trợ 1000 firmware cho tất cả các bạn học sinh, sinh viên Việt Nam có thể tiếp cận IoT một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất!

lên
14 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

"Độ hoàn toàn" một cổng Terminal RS-232 mà không sử dụng jack 3.5mm

Ở Việt Nam, việc một bạn học sinh mua một mạch Intel Galileo khá là khó. Trong đó, khó nhất là tiền để mua một mạch Intel Galileo, tuy nhiên, khi mua được mạch về, việc bạn có sử dụng hết chức năng của Intel Galileo hay không là một việc khác. Cái hay nhất, theo tớ nghĩ trên Intel Galileo, mà Arduino không có và bạn khó tiếp cận nhất đó là hệ điều hành Linux. Thực sự thì có nhiều cách để vào Linux của Intel Galileo. Tuy nhiên, nếu bạn muốn cài một hệ điều hành xịn như Debian để biến Intel Galileo trở thành một "máy tính" siêu "xịn" thì bạn buộc phải dùng tới cổng RS - 232. Nếu ở các trung tâm công nghệ lớn thì bạn có thể dễ dàng tìm mua các cổng "RS-232 to DB9" để dễ dàng làm theo các bài hướng dẫn trước. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn như vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ tiếp cận với một cách khác mà tớ đã sử dụng để giải quyết bài toán không có cáp "RS-232 to DB9".

lên
4 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.