Hướng dẫn làm máy đo nồng độ cồn (khóa cồn)

Mô tả dự án: 

Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách làm một máy đo nồng độ cồn hay một thiết bị khóa nếu nồng độ cồn cao sẽ không hoạt động và nếu nồng độ đạt mức cho phép thiết bị mới hoạt động.

Tìm hiểu sơ lược về MQ3

Tổng quan 

  • Cảm biến MQ3  là cảm biến dùng loại vật liệu nhạy cảm với khí dễ cháy như cồn, xăng, ...v.v loại vật liệu cảm biến sử dụng là thiếc dioxide (SnO2), là loại vật liệu có độ dẫn điện thấp nếu không khí sạch, khi có khí dễ cháy tồn tại trong môi trường cảm biến thì khi đó cảm biến sẽ xuất ra một tín hiệu anolog với độ nhạy cao và thời gian đáp ứng nhanh. 
  • Cảm biến này có thể phát hiện một loạt các nồng độ rượu trong bầu không khí. nhạy cảm với rượu, xăng, 
  • Điều đặc biêt khi sử dụng do một số bạn chưa đọc qua về loại cảm biến khí kiểu này thường hay nhầm khi cảm biến ấm lên và cho đó là hỏng hay quá điện áp, điều đó là sai vì cảm biến dùng nguồn 5v để cung cấp cho "lò sưởi" để cảm biến có thể đạt 50-60 độ c trong vòng 2-3 phút để lúc này cảm biến mới hoạt động chính xác nhất

Hình ảnh về MQ3

Hướng làm máy đo nồng độ cồn

Chuẩn bị​​​

  • Board Arduino Uno
  • Module MQ3
  • Một chiếc lò xo có độ cứng thấp, gợi ý lấy trong đồ chơi trẻ em
  • Một miếng nhựa cứng nhẹ mỏng (có thể dùng vật liệu khác thay thế)
  • 1 bóng led xanh
  • 1 bóng led đỏ 
  • 1 đoạn ống nước hay cắt miệng chai nước ngọn để làn ống thổi (xem thêm hình bên dưới)

Hướng dẫn

ác bạn nối mạch như hình vẽ

Nhưng lưu ý, các bạn phải thay BUTTON như hình trên thành cái lò xo có gắn một miếng nhựa mỏng và đặt vào đoạn ống hay miệng chai để khi chúng ta thổi vào không khí di chuyển và đẩy lò xo lại gần và chạm vào thanh sắt giống như chúng ta đang nhấn nút, tại sao phải làm như vậy? Là vì để đảm bảo là bạn đã thổi khí vào cảm biến.

Chiếc lò xo và đoạn sắt mình làm như này, các bạn chụp đoạn ồn lên cảm biến vào bôi keo nến xung quanh cho kín và phải đục vài ba lỗ để thoát khí khi thổi.

Nạp code

Sau khi kết nối xong các bạn nạp code cho nó

LED báo

Các bạn kết nối:

  • Bóng xanh với chân 12 (an toàn)
  • Bóng đỏ với chân 13 (nguy hiểm)

Nó sẽ như thế này

Chúc các bạn thành công

Youtube: 
Video demo
lên
27 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Làm xe dò line với module tự làm. Phần 1 - Tại sao không ?

Bài viết sẽ hướng dẫn các bận tất tật cách để tạo ra một chiếc xe dò line " đi theo vạch " đơn giản chi phí thấp. Với module tự làm " do mình không có điều kiện để sắm module nên toàn tự làm để sài và lấy kinh nghiệm luôn" hì không có $ để làm dự án khủng hay đẹp cho các bạn thông cảm nha

lên
34 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Giới thiệu mô-đun Voice Recognition Module V3 ( điều kiển giọng nói với ARDUINO )

Bài viết sẽ gới thiệu với các bạn về một mô-đun nhận giạng giọng nói. Với mô-đun này các bạn có thể tạo ra nhiều sản phẩm rất ứng dụng với mình, mình sẽ ứng dụng nó cho người khuyết tật như điều khiển thiết bị bằng giọng nói trong thời gian thực.

lên
33 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: