Kết nối mạng cho Raspberry Pi từ máy tính laptop

Mô tả dự án: 

Yeah, mình thấy bạn raspi rất tích cực phát triển nhánh Raspberry Pi trên Cộng đồng Arduino Việt Nam nên hôm nay xin đóng góp một phần công sức nhỏ để giúp nhánh này ngày càng hoàn thiện hơn. Các bạn sẽ biết được cách kết nối Internet (để cài đặt các gói, để debug, để code, để vào Internet...) từ máy tính laptop của bạn. Thật là chuyên nghiệp phải không nào. Mỗi lần muốn code thì không cần có router, không cần usb tll. Cứ dây LAN gắn vô máy tính là ok ngay!

Chuẩn bị phần cứng

Bạn cần chuẩn bị:

Bật ISC (Internet Connection Sharing) trên laptop.

Bạn mở control panel và gõ adapter trong mục tìm kiếm và chọn View network connections.

Sau đó, bạn phải bật 2 card LAN và Wi-fi. Thường thì card wifi đã được bật để bạn đọc bài viết này angel. Nếu nó không được dùng để vô mạng Internet thì hãy tìm cách dùng đi bạn nhé. Vì card LAN sẽ được dùng để chia sẻ kết nối cho con Raspberry Pi.

Bật ICS. Bạn làm theo các bước từ 1, 2, 3 trong hình để bật ICS nhé.

Khi bạn nhấn Ok, sẽ có một bảng thông báo hiện lên bản rằng ICS đã được cài đặt, card LAN sẽ được đặt địa chỉ IP là 192.168.137.1 (là gateway luôn). Vì vậy, mình mới nói bạn dùng wifi kết nối vì trên LAN bạn sẽ mất liên lạc với router vì nó sẽ là DHCP Server.

Reset máy tính và tìm lại bài này đọc tiếp phần tiếp theo nhé.

Tìm địa chỉ IP của Raspberry Pi

Trước tiên, bạn phải donwload phần mềm IP scan và chạy tìm địa chỉ trên lớp mạng 192.168.137.0/24. Cụ thể là tìm từ 192.168.137.1 đến 192.168.137.254 như hình dưới.

Sau đó bạn sẽ có một danh sách các địa chỉ IP có thể ping đươc như thế này.

Và đó chính là địa chỉ IP của raspberry (192.168.137.182). Từ đó bạn dùng putty truy cập như bình thường thôi mà.

Lời ngõ

Chúc bạn thành công, nếu có dự án hay thì chia sẻ với Cộng đồng Arduino Việt Nam nhé heart.

lên
12 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Vấn đề của số chấm động và số nguyên trong ngôn ngữ lập trình C++ trên board mạch Arduino

Có bao giờ bạn tự hỏi: "Dự án của mình làm tốt thế này, chạy ngon lành rành rành thế này, chắc không có bugs đâu?". Thực sự, nếu dự án của bạn không có phần xử lý số thực chấm động trong đó thì mình nghĩ phần code của bạn sẽ hoạt động ngon lành theo thời gian. Nhưng mà có số thực thì từ từ, chúng ta cần xét lại code. Trước đây, có một số bạn nhắn tin riêng hỏi mình về code với điểm chung là "code mình chạy ngon lành lúc đầu, sau đó bị lỗi, không rõ nguyên nhân". Loại trừ các phần code logic sai ra, thì hầu hết đều là do lỗi khi xử lý số chấm động mà không quan tâm đến nền tảng lập trình bên dưới! Mà cũng đúng, chúng ta rất dễ bị đánh lừa bởi chính đoạn code chúng ta viết. Vì nó có báo lỗi biên dịch đâu mà, kaka. Qua bài viết này, mình muốn phân tích và cùng các bạn rút kinh nghiệm về số chấm động float, cách hạn chế lỗi sai với số chấm động.

lên
22 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

analogReference()

Hàm analogReference() có nhiệm vụ đặt lại mức (điện áp) tối đa khi đọc tín hiệu analogRead. Ứng dụng như sau, giả sử bạn đọc một tín hiệu dạng analog có hiệu điện thế từ 0-1,1V. Nhưng mà nếu dùng mức điện áp tối đa mặc định của hệ thống (5V) thì khoảng giá trị sẽ ngắn hơn => độ chính xác kém hơn => hàm này ra đời để giải quyết việc đó!

lên
15 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.