Hướng dẫn sử dụng cảm biến khí GAS (MQ2) với Arduino

Mô tả dự án: 

Ở đây ta sẽ dùng Module cảm biến khí ga MQ2-GAS. Đây là cảm biến indoor nên bạn phải để nó trong nhà ở nhiệt độ phòng. Mức khí GAS nhận được bạn đọc về ở đầu ra dạng Analog của nó. Với Arduino thì ta dùng các chân Analog của nó để đọc.

Phần cứng cần chuẩn bị

Nối dây

Rất đơn giản, bạn chỉ việc nối dây theo bảng này:

Arduino MQ2
A0 Aout
VCC 5V
GND GND

Lập trình

Rất đơn giản, bạn chỉ việc đọc giá trị như đọc giá trị biến trở thôi.

void setup() {
  Serial.begin(9600);  //Mở cổng Serial để giap tiếp | tham khảo Serial
}
 
void loop() {
  int value = analogRead(A0);   //đọc giá trị điện áp ở chân A0 - chân cảm biến
                                //(value luôn nằm trong khoảng 0-1023)
  Serial.println(value);        //xuất ra giá trị vừa đọc
  
  
  //-----------------------------------------------------
  delay(1000);           //đợi 1 giây để bạn kịp tháy serial - (optional)
}

 

Lời kết

Đây là một bài viết khá đơn giản để giúp các bạn newbie có cái nhìn thân thiện hơn với Arduino và cảm thấy yêu lập trình với ứng dụng thực tế đọc khí ga.

Để test, bạn có thể dùng bình xịt dán, hay hộp quẹt,... và xì hơi vô tấm lưới của nó.

lên
16 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Hướng dẫn sử dụng cảm biến nhiệt độ DS18B20 (-55°C đến +125°C) sai số ±0.5°C

Lại quay về vấn đề đo nhiệt độ, như ở bài trước, mình đã dùng cả LM35, cả TMP36. Nhưng rốt cuộc vẫn không hiệu quả, lần này mình đang sử dụng con DS18B20 này và cảm thấy khá ổn hơn so với lần trước. Nhiệt độ ít bị chênh lệch hơn và như quảng cáo là chỉ có sai số ±0.5°C thôi (nếu nhiệt độ trong phạm vi -10°C to +85°C, đáng để thử phải không nào?

lên
17 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Lập trình Arduino bằng Javascript trong môi trường NodeJS - Chuyện thật hay đùa?

Hồi giờ đã nghe đến việc lập trình Arduino bằng C/C++, đã nghe đến việc lập trình Arduino kéo thả, tôi tự hỏi, liệu có thể dùng Javascript trong môi trường NodeJS - môi trường lập trình thần thánh hiện nay với lượng thư viện đến hơn 1 triệu trên toàn bộ thế giới này - để lập trình cho con Arduino cùi bắp của mình hay không? Và hãy tin tôi đi, bạn sẽ bất ngờ!

lên
12 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.