Cảm biến độ ẩm đất và những ứng dụng hay của nó

I. Giới thiệu

Hôm nay, mình sẽ giới thiệu cho các bạn một loại module mới (nói là mới thì không phải, thực ra là trên cộng đồng chưa có bài nói về cái này). Đó là module cảm biến đất. Với module này các bạn có thể ứng dụng nhiều trong các dự án tự động như: đọc độ ẩm đất hoặc áp dụng vào các hệ thống tưới tiêu tự động...VD: bạn có thể chế một hệ thống điều khiển bơm nước qua rơ le...theo độ ẩm của đất...nếu đất khô, tự động tưới...đất ẩm thì dừng lại chả hạn!!! Rất thú vị phải không ạ??? Vậy sử dụng nó như thế nào??? Các bạn hãy đọc hết bài viết này của mình nhé!!!

II. Cách sử dụng

a. Mô tả và nguyên lý hoạt động của cảm biến độ ẩm đất

Cảm biến độ ẩm đất, trạng thái đầu ra mức thấp (0V), khi đất thiếu nước đầu ra sẽ là mức cao (5V), độ nhạy cao chúng ta có thể điều chỉnh được bằng biến trở. Phần đầu đo được cắm vào đất để phát hiện độ ẩm của đất, khi độ ầm của đất đạt ngưỡng thiết lập, đầu ra DO sẽ chuyển trạng thái từ mức thấp lên mức cao. Nhờ thế, các bạn có thể sử dụng Analog hoặc Digital của Arduino để đọc giá trị từ cảm biến.

b. Kết nối

Cảm biến độ ẩm đất có 4 chân : Vcc, GND, 2 ngõ ra là D0 ( cho giá trị trả về mức logic 0 1) và A0 (giúp bạn có thể đọc được chính xác hơn độ ẩm của đất ). Bạn có thể dùng 1 trong 2 chân này...Ở đây đọc giá trị của cả 2 chân ( để các bạn hiểu là chính ) 

Cảm biến độ ẩm đất Arduino UNO          
Vcc 5V
GND GND
D0 2
A0 A0

 

c. Code

void setup() 
{
  Serial.begin(9600);//Mở cổng Serial ở mức 9600
  pinMode (2, INPUT);
  pinMode(A0, INPUT);
  pinMode (13, OUTPUT);
}

void loop() 
{
  int value = analogRead(A0);     // Ta sẽ đọc giá trị hiệu điện thế của cảm biến
                                      // Giá trị được số hóa thành 1 số nguyên có giá trị
                                      // trong khoảng từ 0 đến 1023
  Serial.println(value);//Xuất ra serial Monitor                   
  delay(10);
  
  // Đọc giá trị D0 rồi điều khiển Led 13...Các bạn cũng có thể điều khiển bơm nước thông qua rơle....
  if (digitalRead (2) == 0)
  {
 	digitalWrite (13, HIGH);
  }
  else{
 	digitalWrite (13, LOW);
       }
}

III. Lời kết

Chúc các bạn thành công!!!! Share và Rate Node cho mình nhé

lên
39 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Bộ điều khiển PID - ứng dụng phần 2 - xe dò line dùng thuật toán PID

Tiép nối bài viết về xe dò line cảm ơn Đỗ Hữu Toàn đã viết hộ mình phần 4. hôm nay mình sẽ làm cho chiếc xe dò line đi mượt và có hồn hơn 

lên
34 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

HỆ ĐIỀU HÀNH MEDIA CENTER CHO Raspberry Pi - Đánh giá cá nhân của mình về Openelec (Open Embedded Linux Entertainment Center ) và OSMC ( Open-Source Media Center ).

Bài viết này, mình sẽ so sánh 2 hệ điều hành MediaCentrer cho Raspberry Pi là  Openelec (Open Embedded Linux Entertainment Center ) và OSMC ( Open-Source Media Center ).

lên
17 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Dùng máy tính điều khiển Arduino thông qua bluetooth với C# - Một cái nhìn toàn diện về module bluetooth HC-05

Để trả lời câu hỏi của bạn Trần Tùng: “Có cách nào để máy tính dùng C# để điều khiển Arduino qua bluetooth không?”. Hôm nay, viết bài để giải quyết vấn đề này, đó là : Dùng máy tính để điều khiển Arduino thông qua module HC-05

lên
53 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.